TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 16

Chuyện ở Trung Đông

Các quốc gia ở Trung Đông hầu hết nằm trên những giếng
dầu khổng lồ. Cứ thế, ra sau nhà múc dầu lên bán.

Nhưng gần đây, thế hệ con em của các nhà giàu Ả Rập sau khi du
học Tây Tàu về, nhận thấy sự giàu có do tài nguyên thiên nhiên
mang lại không vững bền được. Vì tài nguyên sẽ cạn kiệt, những
quốc gia phồn vinh nhất lại là những quốc gia ít tài nguyên
thiên nhiên nhất, tài nguyên con người mới là quan trọng. Những
cái đầu kiệt xuất, giỏi giang sẽ giúp quốc gia phát triển bền
vững. Không có dòng máu của ai, của dân tộc nào là đẳng cấp cả,
tất cả đều do đào tạo mà nên. Một đứa trẻ mồ côi trong trại mồ
côi ở Việt Nam cũng có thể trở thành 1 bộ trưởng ở Đức. Cũng không
có người dở, chỉ có người lười học tập và lười lao động và biến thành
người dở.

Nói là làm, họ đầu tư con người kinh khủng, điển hình như Ả Rập
Sau-di, quốc gia luôn dẫn đầu về lượng sinh viên du học tại Mỹ
và châu Âu. Đặc trưng của nhóm này là sau khi học xong, họ về
nước chứ không ở lại, mở cơ ngơi làm ăn, chủ yếu các ngành nghề
không liên quan đến dầu khí. Nên họ học không vì bằng cấp,
mà học để biết cách làm. Dubai hay nhiều thành phố khác trở
thành các trung điểm cho du lịch, tài chính, thể thao, hậu cần, vận
tải…vì họ biết TIỀN ĐẺ RA TIỀN. Các doanh nhân ở đây biến
lợi thế nằm giữa lục địa Á-Phi-Âu của vùng trung đông và cứ thế
hốt bạc của Âu, Á, Phi, có nhiêu tiền đem qua cho họ hết.

Các sân bay ở Dubai, Doha…không ngừng mở rộng quy mô, làm cơ
sở cho 3 hãng hàng không lớn nhất ở Trung Đông, đều được xếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.