- Giá trị thật sự ở một con người là gì? Bạn đánh giá một con người
qua cái gì ? Tiền bạc, danh vọng, bằng cấp, chức vụ, đạo đức, trí
tuệ, tính nhân văn..?
- Ý thức nơi công cộng gồm có cái gì. Liệt kê các hành vi chúng ta
buộc phải không được thực hiện ở nơi công cộng?
- Tính sĩ diện là gì? Vì sao dân châu Á có tính sĩ diện cao? Tính sĩ
diện sẽ dẫn tới trong việc nói dối như thế nào?
- Trong một thất bại của tập thể, là một thành viên, bạn sẽ quy trách
nhiệm cụ thể cho ai đó hay bạn sẽ nghĩ là trách nhiệm của mình
trong đó?
Hiện nay, rất nhiều trường học và công sở ở các nước Á Châu cũng
mang các câu hỏi này cho học sinh và nhân viên của họ thảo luận
(đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore, các lãnh thổ Đài Loan Hồng
Công, Thái Lan, và gần đây là Ấn Độ, Srilanca, Indonesia…cũng
áp dụng), ví dụ bạn có làm xứng đáng với mỗi đồng lương được
nhận? Như anh bạn Tony làm nhân sự một công ty rất lớn nọ, sau
khi đọc bài này, đã áp dụng để tuyển dụng. Sau khi qua hết các kỹ
năng khác, ứng viên sẽ viết 1 bài cảm nghĩ khoảng 500-1000 chữ
về 1 trong các chủ đề trên (cho họ tự chọn, viết trong 2 tiếng),
anh cho rằng dù vị trí kỹ sư hay nhân viên văn phòng gì đều phải
diễn đạt cho được ý kiến của mình bằng văn viết. Họ chấm ý,
không chấm sự bóng bẩy trong câu từ. Và một khi đã ngồi nghĩ ra
cách trả lời các câu hỏi này, thảo luận các đề tài này, thì đạo đức của
họ cũng thay đổi ít nhiều.
Các bạn trẻ muốn tìm việc hoặc đổi việc thành công, nên nghiên
cứu tự mình trả lời trước để không lạ lẫm khi phỏng vấn, ví dụ như
câu "Bạn có bao giờ tiểu nhân", nhiều bạn hay đứng hình vì không