TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 67

Chủ nghĩa hoàn hảo của người Đức

Ít ai biết, 2 năm sau khi thống nhât, từ 1992, nước Đức là nhà
xuất khẩu lớn nhất thế giới, dù dân số chỉ khoảng 80 triệu so với
khoảng 300 triệu của Mỹ và 1.3 tỷ của Trung Quốc. Trị vị ngôi vô
địch thế giới về xuất khẩu trong suốt 17 năm, đến năm 2009,
Trung Quốc mới qua mặt nước Đức trở thành nước xuất khẩu số
một. Trung Quốc sở dĩ qua mặt Đức vì rất nhiều sản phẩm là tài
nguyên thiên nhiên, nhiều sản phẩm thâm dụng lao động, trong khi
nước Đức phần lớn xuất khẩu là xe hơi, máy móc công nghệ và
chất xám.

Vào nhà một người Đức, khó có thể phát hiện một sản phẩm nào mà
không phải Made in Germany. Thậm chí bông ráy tai nước Đức cũng
sản xuất, dù giá thành sản xuất là 10 USD so với 1 USD của người
Trung Quốc. Khi Trung Quốc mở cửa và thành công xưởng của
thế giới, các nước khác thấy không hiệu quả nếu tự họ sản xuất,
nên qua Trung Quốc đặt hàng hết. Nhưng nước Đức thì không. Họ
vẫn tự sản xuất cái cục gôm, cây bút chì, chiếc xe đạp…dù giá
thành rất cao, và vì họ có một phân khúc thị trường riêng. Đó là
dành cho những người quen dùng đồ Đức trên khắp thế giới.

Vì sao? Vì dân tộc Đức là dân tộc theo chủ nghĩa hoàn hảo trong sản
xuất. Giữa sự chao đảo của suy thoái kinh tế, nước Đức vẫn không
hề hấn gì, và là chỗ dựa cho bao nhiêu quốc gia khác trong cộng
đồng chung châu Âu. Nền giáo dục Đức là nền giáo dục mà Tony
thích nhất, vì nó đào tạo ra những người học để "cho việc" thay vì
tốt nghiệp ra trường để đi xin việc cho tốt. Một nền giáo dục dựa
trên sự kỷ luật Vô cùng vô cùng nghiêm khắc, sự Tự hào dân tộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.