TONY BUỔI SÁNG - TRÊN ĐƯỜNG BĂNG - Trang 68

mạnh mẽ. Học sinh tiểu học sẽ được học bài quốc ca khi vào trường,
tựa để là "nước Đức vượt lên tất cả".

Người Nhật cũng từng hâm mộ và học theo người Đức, và gần đây là
người Hàn Quốc, và trở thành 2 bản sao hoàn hảo. Giáo viên Đức tỉ
mỉ sửa cho học sinh từng lỗi dấu chấm, dấu phẩy...để tạo thành
thói quen "hoản hảo" trong mọi thứ, tuyệt đối không bao giờ xuề
xoà cho qua, vì như vậy là hại cá nhân từng học sinh, hại đến xã hội
sau này vì thói quen làm sai, bất cẩn.

Người Đức quan niệm, trong cuộc đời con người, trong cuộc sống,
có thể méo mó một chút để thú vị hơn. Tuy nhiên, trong học tập, sản
xuất và kinh doanh, chúng ta phải áp dụng chủ nghĩa hoàn hảo.
Nếu bạn biết lái xe hơi, cầm vô lăng xe Đức sản xuất sẽ thấy
cảm giác yên tâm hơn nhiều so với xe đến từ các nước khác. Và tỷ
lệ thu hồi xe lỗi của các dòng xe do nước Đức sản cũng thấp hơn
nhiều so với các nước khác. Anh bạn của Tony, một kỹ sư làm việc
cho một hãng xe Đức ở Sài Gòn, hay kể Tony nghe về câu chuyện
ông sếp người Đức đã dạy anh như thế nào. Anh nói, ở Việt Nam,
mình hay nói đại khái sản phẩm này là tất cả tâm huyết của tao.
Tâm-huyết là tim và máu, tức cũng ghê gớm lắm rồi, nhưng với
người Đức, tâm-huyết có ý nghĩa gì đâu, họ còn đem cả tính mạng
ra bảo lãnh. Kỹ sư trưởng thiết kế một mẫu xe hơi mới, sẽ phải
chịu trách nhiệm bằng tính mạng của mình cho độ an toàn của xe.
Anh ấy sẽ phải sẵn sàng chết đi để cả triệu người lái mẫu xe đó
được an toàn trên đường thiên lý.

--------------------------------------------------------------------------------
--------------------

P2: Ở nhà Tony có một cái thau giặt đồ bằng nhựa, người thân
mang về từ Đông Đức cũ năm 1988, để ngoài nắng mưa gió sương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.