nhưng bây giờ vẫn còn xài tốt, màu đỏ vẫn rực rỡ. Chỉ là một cái
thau nhựa thôi, nhưng vì Made in Germany nên đó là một đẳng cấp
khác, một sản phẩm do người Đức tạo ra. Còn nếu bạn học kiến
trúc, một bộ bút vẽ Made In Germany là cái phải có của mọi kiến
trúc sư chuyên nghiệp trên thế giới.
Ở
Đức, giáo dục công lập được miễn phí kể cả đại học, kể cả sinh viên
nước ngoài nhưng với điều kiện là phải biết tiếng Đức và có
bằng Abitur tức tú tài. Những tưởng với sự tiên tiến của nền giáo
dục ấy, sinh viên quốc tế sẽ đổ xô sang học? Nhưng không, số
lượng sinh viên vẫn không nhiều so với các nước như Mỹ, Anh,
Pháp, Úc…một phần tiếng Đức khá khó, nhiều người ngại. Vì sợ
học xong rồi ra trường, nếu không làm cho công ty Đức thì cũng
không có lợi thế, dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến ở nước
Đức. Thứ 2 là họ nghiêm khắc, học khó vì chất lượng thật sự chứ
không chạy theo thành tích. Giáo dục Đức phân cấp học sinh theo
trí tuệ của các bạn từ lúc tốt nghiệp tiểu học, tức ai giỏi thì bắt
đầu lớp 5 sẽ đi theo hướng đào tạo hàn lâm, còn lại thì các trường
khác theo hướng thực hành. Cả 2 hệ đều được xã hội tôn trọng như
nhau, vì khả
năng 1 đứa trẻ khác nhau nên cho nó học cái gì phát huy tối đa khả
năng của nó. Ví dụ bạn Anne không tưởng tượng ra được cái hình
cầu nội tiếp trong hình nón, mở 2 vòi nước và không tính được sau
bao nhiêu phút thì đầy cái bồn, thì thôi định hướng cho nó học
văn sử địa âm nhạc nghệ thuật cho rồi, chứ bắt nó sin cos làm gì
cho nó nóng não.
Cái cuối cùng quan trọng hơn chính là kỷ luật của người Đức,
nhiều bạn trẻ ngại và sợ nếu phải học hay làm với họ. Họ chấp
hành tuyệt đối các luật Lệ, các quy tắc của tổ chức một khi là
thành viên. Nói 8hAM bắt đầu học là đúng khi kim giây vừa chỉ