TÔTEM SÓI - Trang 101

Ta không phủ nhận ý kiến này. Nhưng kết luận chính xác phải là, tài năng
trác việt của dân du mục bắt nguồn từ cuộc đấu tranh sinh tồn dai dẳng và
tàn khốc giữa dân du mục và đàn sói. Đó là một cuộc chiến cân sức, kéo
dài hàng vạn năm. Qua thực tiễn lâu dài đó, con người và sói đã rút ra
những kinh nghiệm mà sau này các binh thư coi là những nguyên tắc và tín
điều cơ bản, tỉ như biết mình biết người, binh quý ở thần tốc, binh không
ngại trí trá, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, chuẩn bị sẵn sàng, tránh
đụng tinh nhuệ, ra quân bất ngờ, đánh địch lúc chúng chưa kịp chuẩn bị,
chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh, đả thương mười ngón không
bằng chặt đứt một ngón, địch đến ta rút, địch ở ta quấy, địch mệt ta đánh,
địch chạy ta đuổi... Sói tuy phân bố khắp địa cầu, tuy thảo nguyên Mông
Cổ không có tường cao hào sâu như những vùng văn minh nông nghiệp,
nhưng đây vẫn là chiến trường chính trong những cuộc quyết đấu - đấu trí
và đấu lực, giữa người và sói.
Theo dòng suy nghĩ đó, Trần Trận cảm thấy mình như đang đứng trước cửa
đường hầm năm nghìn năm lịch sử văn minh Hoa Hạ. Trên cao nguyên
Mông Cổ, cuộc chiến giữa người và sói lúc ban ngày, lúc ban đêm, chạm
trán như cơm bữa, đôi khi lại một trận lớn, xảy ra nhiều hơn tất cả những
cuộc chiến tranh giữa sói và người, giữa người và người ở khu vực nông
nghiệp cộng lại. Thậm chí về tần suất còn cao hơn các cuộc chiến giữa các
bộ tộc du mục phương Tây ngoài chiến trường chính là chiến trường giữa
sói và người. Thêm vào đó cuộc chiến dai dẳng, tàn khốc giữa các bộ tộc
du mục, những cuộc chiến tranh dân tộc, chiến tranh xâm lược, khiến tài
năng quân sự được rèn luyện không ngừng.
Do đó, dân tộc thảo nguyên Mông Cổ thiện chiến hơn, hiểu chiến trận hơn,
kiến thức quân sự bẩm sinh ưu việt hơn tất cả các dân tộc nông nghiệp và
du mục khác. Từ nhà Chu, Xuân Thu Chiến Quốc, Tần Hán Đường Tống
toàn là những nước văn minh nông nghiệp, có ưu thế tuyệt đối, đất rộng
người đông, vậy mà luôn bị một dân tộc du mục bé nhỏ trên thảo nguyên
Mông Cổ đánh cho thất điên bát đảo, nhục nhã ê chề. Đến cuối đời Tống
thì bị Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ làm chủ trung nguyên trong một thế
kỷ. Vương triều cuối cùng của Trung Quốc - triều Thanh, cũng do một bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.