TÔTEM SÓI - Trang 580

béo là đẹp", phản ánh sâu sắc huyết thống và dấu ấn dân tộc Tiên Ty. Mình
trước kia vẫn thắc mắc hoài về chuyện vì sao triều đại trước thì chuộng gầy
mà triều đại sau thì chuộng béo? Về sau, sau khi làm rõ huyết thổng Tiên
Ty của vương triều Lý Đường thì mới vỡ nhẽ, rồi liên tưởng tới cuộc sống
của chúng ta trên thảo nguyên, liền rất thông. Lúc đầu khi chúng ta mới lên
thảo nguyên đã phát hiện người Mông Cổ coi béo là đẹp, thí dụ cô gái tròn
xoay Zânxixicơ biệt hiêu "thùng tô nô" thì quả là béo, ngay Dương Quí phi
cũng không béo bằng. Hồi đó có đến hơn nửa số mã quan vây quanh lấy
lòng cô ta. Những cô gái Mông Cổ được mục dân coi là người đẹp vùng
Ơlôn đều béo. Dân tộc Tiên Ty và dân tộc du mục thảo nguyên Mông Cổ có
mối quan hệ nhân duyên với nhau. Chắc chắn dân tộc Tiên Ty truyền Lang
đồ đằng cùng với tiêu chuẩn thẩm mỹ "béo đẹp" cho dân tộc Mông Cổ.
Trên thực tế, dân tộc du mục vẫn coi nuôi béo gia súc là một nghề, coi "to
béo" là đẹp, đương nhiên thẩm mỹ dân tộc cũng nhìn nhận như thế.
Dương Khắc gật đầu lia lịa rồi cười, nói: Đúng thế!... Nhưng hình như hơi
xa đề thì phải?
Trần Trận nói: Không xa tí nào. Đời Đường coi "béo là đẹp", ý thức dân tộc
trên bình diện thẩm mỹ chứng minh nguồn gốc tính cách vĩ đại vì sao mạnh
mẽ như thế?. Người Hán luôn né tránh tinh thần du mục và huyết thống
thảo nguyên đời Đường, trên thực tế người Hán rất không muốn ghi nhận
quá nửa công tích của triều Đường thuộc về dân tộc thảo nguyên.
Mình nói tiếp… Lý Thế Dân hơn người ở chỗ ông ta đặc biệt coi trọng văn
trị, chấp thuận chính sách "ngưng binh bị, lo văn giáo" do Nguỵ Trưng đề
xuất, mở khoa thi, trọng can gián, ra sức giáo hoá, cải cách chính trị, giảm
sưu thuế, khuyến khích làm kinh tế, mở ra triều đại Trinh Quan thịnh trị nổi
tiếng trong lịch sử Trung Quốc, cương thổ nhà Đường rộng lớn hơn bất cứ
thời đại nào trước đó.
Mình đặc biệt nhấn mạnh: Lý Thế Dân là vị vua đầu tiên ở Trung Quốc đề
xuất chính sách "Hoa Di bình đẳng". Ông ta nói: "Xưa nay quí trọng Hoa,
khinh rẻ Di Địch, riêng Trẫm yêu cả hai như nhau, nên chúng coi Trẫm như
cha mẹ". Chính sách "Hoa Di bình đẳng" được đưa ra trông bối cảnh Hoa
Di thông hôn, sói tính cừu tính cân bằng về tính cách trong vương triều Lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.