TÔTEM SÓI - Trang 599

lớn như thế là do bốn triều đại này kết hợp khá tốt giữa sói tính với cừu tính
trong tính cách dân tộc, là thời đại mà sói tính mạnh hợn cừu tính một chút.
Bốn triều đại vĩ đại này, về thành phần dân tộc thống trị mà xét, thuần Hán
tộc chiếm địa vị thống trị chỉ có triều Hán, đến triều Đường thì Tiên Ty và
Hán tộc liên hợp chấp chính, Nguyên Thanh thì do hai tộc du mục chấp
chính.
Qua địa điểm chọn làm kinh đô cũng thấy vai trò và ảnh hưởng tiềm ẩn to
lớn của thảo nguyên, tinh thần và tính cách du mục. Thủ dô của một vương
triều là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá, và cũng là trung tâm tính
cách vương triều ấy. Thủ đô của Hán Đường Nguyên Thanh đặt tại nơi giáp
ranh giữa nông canh và du mục, thủ đô của Hán Đường là Tràng An, cận kề
vùng du mục Tây Bắc; Thủ đô của Nguyên Thanh là Bắc Kinh, gần kề thảo
nguyên phương Bắc. Điều này chứng tỏ thủ đô của triều đại hùng mạnh đều
gần kề vùng đất hùng mạnh. Bắc Kinh và Tràng An thời Hán Đường đều ở
vào nơi dân phong mạnh mẽ phương bắc,chỉ không giống nhau ở chỗ: Bắc
Kinh không ở giữa rốn văn minh nông canh Trung Hoa và cũng cách xa
hoàng Hà - bà mẹ của dân tộc nông canh Trung Hoa, mà lại gần kề đại thảo
nguyên - tổ mẫu của dân tộc Trung Hoa. Bắc Kinh là nơi định đô lâu dài
của ba dân tộc du mục Kim-Liêu Mông Cổ và Mãn Thanh, là trung tâm
chính trị văn hoá và tính cách dân tộc Trung Hoa chủ yếu do dân tộc du
mục dựng nên. Thời kỳ thịnh trị của đại đế quốc Mông Cổ vắt ngang từ Á
sang Âu, Bắc Kinh từng là "thủ đô của thế giới". Đây là thành phố duy nhất
trong lịch sử Trung Quốc trở thành thủ đô của thế giới. So với Tràng An,
Bắc Kinh gần biển hơn, định đô Bắc Kinh có lợi cho Trung Hoa kế thừa
tinh thần du mục, mở cửa và phát triển ra đại dương, tiếp nhận "tinh thần
du mục" của đại dương. Cuối cùng, Trung Quốc định đô tại Bắc Kinh là do
công lao của dân tộc du mục Trung Hoa, đặc biệt là tộc Mông Cổ và tộc Nữ
Chân; định đô Bắc Kinh cũng biểu thị sự tôn sùng và ngưỡng vọng của con
cháu Viêm Hoàng tại nơi sâu thẳm của tiềm thức, đối với tinh thần du mục.
Ngoài ra, các nhà chính trị kiệt xuất là nữ cũng nổi lên từ bốn triều đại phát
triển này. ví dụ Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên đời Đường, Hoàng Thái hậu Hiếu
Trang - nữ kiệt Mông Cổ. Ba người phụ nữ vĩ đại này đều bó chân. Hoàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.