đã không diễn ra.
Mùa đông im ắng, Trần Trận ban ngày chăn cừu hoặc ban tối trực đêm, hễ
rảnh rỗi cậu lại sưu tầm nhựng mẩu chuyện về sói. Mất nhiều thì giờ nhất là
chuyện “sói bay”. Truyền thuyết “sói bay” lưu hành khắp vùng Ơlôn,
chuyện xảy ra chưa lâu, địa điểm thì hình như ở ngay đại đội của cậu. Trần
Trận quyết tâm làm rõ chuyện, giải mã cho bằng được vì sao sói có thể bay
trên thảo nguyên Ơlôn.
Đám thanh niên trí thức vừa về Ơlôn đã nghe rằng, sói Ơlôn do trời sai
xuống, nên biết bay. Hàng ngàn năm nay, mục dân Ơlôn khi chết, thi thể
được đưa tới bãi thiên táng cho sói xử lý. Nếu sói ăn hết thì coi như ”thiên
táng” thuận lợi. Căn cứ để nói “thiên táng” là sói biết bay. Sói bay lên trời,
đem theo linh hồn cùa người đã chết, như kiểu thần ưng của phương Tây.
Đám thanh nieên trí thức coi đó là mê tín dị đoan thì dân Mông Cổ khẳng
định như đinh đóng cột là có thật. Xa xôi ở đâu không biết, chuyện gần đây
thôi, trước cách mạng văn hoá ba năm, một số sói bay vào chuồng cừu của
đại đội Hai, ăn thịt hơn chục con, cắn chết hơn hai trăm con. Ăn no rồi, kũ
sói bay ra khỏi chuồng. Cổng đóng, tường cao sáu bảy thước, người không
thể trèo qua, lũ sói vào bằng cách nào? Bức tường nay vẫn còn, không tin,
các cậu đi mà xem. Hôm ấy, trường bãi Ulichi dân chức sắc đến tận nơi,
đồn trưởng Công an Halapala cũng có mặt. Nào chụp ảnh, nào đo đạc tính
toán. Tường vây rất cao, không lỗ thủng, sói vào ra bằng cách nào. Điều tra
mấy ngày liền nhưng không ai biết được. Mục dân biết, nhưng để bụng
không nói ra.
Câu chuyện trên ám ảnh Trần Trận một thời gian. Khi sưu tầm truyền
thuyết đã thành niềm đam mê, cậu liền nhớ lại. Thế là cậu lập tức lên ngựa,
phi một mạch trên mười dăm đến căn chuồng xây bằng đá xem xét rất kỹ
mà vẫn không hiểu sói vào bằng cách nào. Cậu đã tìm gặp ông già
Xưlangđaochi. Ông già nói: Không hiểu thằng con trời đánh thánh vật của
tôi đã làm cái gì đắc tội với trời, mà cho đến bây giờ gia đình tôi vẫn bị
người ta nguyền rủa. Nhưng người con đã học xong Trung học của ông hì
lại bào chuyện này là lỗi tại Ban Quản Lỳ bãi chăn. HỒi ấy, vùng Ơlôn
chưa có tường vây bằng đá, Ban Quản Lý muốn giảm bớt công điểm trực