TRÁI CÂY CHỮA BỆNH - MÓN ĂN BÀI THUỐC - Trang 15

Lá: ngưng ho, hết suyễn, cầm máu, giảm huyết áp.

Vỏ quả: trị nọc dộc, u nhọt, ghẻ lở.

Hồng xanh: thanh nhiệt, giã rượu, có nhiều chất tannin (dùng dể thuộc da thú).

Vỏ cây: thanh nhiệt, giải dộc, cầm máu.

Hoa: trị ghẻ lở, nôn ói, ợ chua.

Rễ: mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc.

Mứt: bổ phổi cầm máu, kiện tỳ, se ruột.

Quả hồng: trị tuyến giáp sưng đau, ho suyễn, hay giật mình, táo bón, đau ruột, nôn ói, đau
dạ dày, viêm ruột mãn tính, phổi nóng, ho khạc, đau họng, xuất huyết dạ dày, xuất huyết
ruột, bệnh trĩ, huyết áp thấp, suyễn nóng, lưỡi miệng bị lở, nôn ra máu.

Cách dùng: ăn sống, sắc nước uống, hoặc rang khô rồi nghiền nát, quả hồng chưa chín dầm
ép lấy nước uống đều được.

Hồng khô: trị nôn ra máu, khạc ra máu, ra máu ở đường tiết niệu, bệnh trĩ ra máu, kiết lỵ.

Cuống hồng: giảm sốc khí, ngưng nấc cụt, trị chứng sợ lạnh, hay tiểu đêm, chứng dạ dày
khó chịu khi ăn.

Cách dùng: cuống hồng từ 5 - 15g sắc nước uống.

Dùng ngoài da: nghiền nát rồi đắp lên vết thương.

Bột hồng khô: trị lưỡi, miệng bị lở; giúp giải khát.

Cách dùng: 8 - 15g bột hồng khô, pha nước nóng uống.

Dùng ngoài da: thoa lên vết thương.

Rễ hồng: trị băng huyết, bệnh trĩ, đi tiện ra máu, xơ cứng huyết quản, huyết áp cao.

Cách dùng: 40 - 150g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: bôi lên vết thương.

Vỏ cây: hạ huyết áp, trị bỏng.

Cách dùng: 5 - 6g, sắc nước uống.

Dùng ngoài da: giã rồi đắp lên vết đau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.