Nile, mang từng lớp ánh sáng trắng, vàng, đỏ cho bầu trời vô sắc. Thế
rồi, từ từ, nhẹ nhàng, khí cầu bay lên, đưa mặt trời, quang cảnh sông
Nile, nhà cửa, cánh đồng, thung lũng vua, hoàng hậu và người đàn bà
quyền lực Hapchepsut vào tầm mắt. Bụi ở đâu bắt đầu bị thổi lên.
Khí cầu bay nhè nhẹ, là là, tưởng chừng như đứng yên tại chỗ.
Người điều khiển khinh khí cầu bắt đầu giải thích về các thung lũng.
Thung lũng của các vị vua với khoảng 63 ngôi mộ của nhiều triều đại
từ 18 đến triều đại 20, vẫn đang được khám phá. Nếu như tới Abu
Simbel hay Luxor hay bất kỳ nơi nào cũng thấy dấu vết của Ramset II
thì ở thung lũng này lại là nơi hiếm hoi thấy được ảnh hưởng của con
trai ông - Ramset III. Mộ của Ramset III vĩ đại còn nguyên vẹn trong
lòng núi với những bức vẽ màu sắc tinh xảo. Mộ hoàng hậu và hai con
trai của ông cũng là nơi duy nhất mọi người được tham quan bên
thung lũng các hoàng hậu. Xa xa còn có thung lũng của các quý tộc
thời đó. Những thung lũng này chứa nhiều lịch sử, nhiều vàng bạc
châu báu cũng như sự đố kị chôn sâu dưới các lớp đất đá. Ở đó không
có những kim tự tháp to lớn, phô trương, bởi nỗi sợ hãi không chỉ nằm
ở kẻ thù mà còn gió cát sa mạc và nước sông Nile.
Thứ duy nhất uy quyền và có thanh thế có lẽ là đền thờ Hapchepsut,
nhưng không nó thuộc cả hai nơi trên. Tôi vẫn luôn thích nói về
Hapchepsut - một nữ Pharaoh chính hiệu. Hapchepsut từ một công
chúa trở thành hoàng hậu khi lấy chính em trai mình. Bà lên ngôi khi
chồng chết, trị vì 21 năm (có tài liệu nói 16 năm) tới khi bị cháu trai -
con riêng của chồng cũng là con rể bà lật đổ và cướp quyền.
Hapchepsut tự xây cho mình khu đền nằm ngoài thung lũng hoàng
hậu, tựa lưng vào thung lũng nhà vua, nhìn ra dòng sông Nile xanh
ngắt. Pho tượng của bà đầy nam tính, không tóc giả, váy mỏng như nữ
hoàng Neferiti hay nữ hoàng Cleopatra - những người còn lại trong bộ
ba nữ quyền của lịch sử Ai Cập cổ. Hapchepsut đội miện, quấn vải