Đặc biệt với thiết kế hoàn hảo, người biểu diễn chỉ cần đứng ở bục
chính giữa sân khấu, không cần sử dụng mic hay amplifier
mà âm
thanh vẫn có thể bao trùm toàn bộ nhà hát. Lũ chúng tôi đã tranh nhau
thử làm diễn giả, còn bạn bè thì chạy lên hàng ghế cao nhất để nghe.
Thậm chí Pierre và ngay cả tôi còn bắt chước xướng giọng “Opera trữ
trình” của mình “ồ ố ô ố ồ”, giọng ca vang khắp, đập vào những hàng
ghế và dội lại, nghe như một ca sĩ chuyên nghiệp. Ngày nay, hằng năm
vẫn có những buổi biểu diễn tại nhà hát này, nhưng tôi không tưởng
tượng được họ sẽ soát vé thế nào khi mà cửa ra vào đã bị tàn phá.
*
Một thiết bị khuếch đại âm thanh.
Hay có thể đó là Korinthos - thành phố cổ mang tên hậu duệ của
thần Heliot. Tôi khá sững sờ khi biết con đường chính ở thành cổ từng
nối ra bến cảng sầm uất trên Aegean xanh ngọc. Sống tới hàng nghìn
năm tuổi, Korinthos thu vào mình tinh hoa của các đế chế lụi tàn,
trong đó dấu ấn rõ nét nhất còn lại là của thời kỳ Roman. Từ các hiện
vật còn lại trong bảo tàng cho tới các con đường hay tàn tích phòng
họp (forum), dấu tích Roman hiện lên trên các bức tranh tường hay
những tranh gạch mosaic.
Ngay trung tâm thành cổ, nơi từng có những con suối chảy qua, ba
đài phun nước to lớn hiện lên để khơi nguồn cảm xúc. Đài phun nước
Roman mang đến cảm hứng thi ca, thể hiện sự to lớn hoành tráng nhất.
Tôi nghe loáng thoáng một cô giáo người Hy Lạp giảng cho học sinh:
đài phun nước này áp đảo hẳn đài phun nước Byzantine bởi số lượng
phòng lên tới con số 7. Tôi đã từng năm mơ thấy hàng nghìn năm
trước, những thi sĩ mặc áo tonga đang vươn tay hứng từng giọt thơ từ
đài phun nước mong kiếm tìm mạch nguồn cảm xúc cho những áng
văn bất hủ. Rồi họ nhìn sang tôi lắc đầu “Cô không bao giờ có thể là
một nàng thơ”, he he.