"Lúc cô không có nhà phải quét dọn, đổ bô, giặt quần áo, mà phải đọc
hết hòm sách kia nữa...
Phải rồi, mày có biết chữ không?”
An Long Nhi đáp: “Đã học hai năm ở trường tư.” “Nhà mày có tiền gớm,
đi học ồ trường tư cơ đấy...” Lục Kiều Kiều tiếp tục dặn dò: “Sách trong
hòm gỗ kia cứ mỗi tháng phải xem một cuốn, năm ngày kiểm tra một
lần, không trả lời được thì ngày hôm đó cắt cơm, bốn hôm sau đó, mỗi
ngày chỉ được ăn một bát cơm trắng, không rau không thịt. Nếu ăn vụng,
cô sẽ treo ngược mày lên đánh cho một trận rồi báo quan bắt nhốt vào
tù...”
“Cuốn sách mỗi tháng đọc xong thì giao lại cho cô, kiểm tra lại một lượt,
không đạt yêu cầu sẽ bị treo một ngày, đánh một trận, hai ngày không
được ăn cơm...”
An Long Nhi nhớ ra ở góc tường trong gian phòng mé Tây có một hòm
sách, thực ra cái hòm không lớn lắm, khiêng ra vừa khéo có thể làm ghế,
ngồi được một người.
“Cô Kiều, những chỗ cháu không hiểu có thể hỏi cô không?” An Long
Nhi hỏi.
Lục Kiều Kiều đặt chén trà xuống, gắt gỏng đáp: Chữ nào không biết thì
hỏi, nhưng đọc mà không hiểu câu có nghĩa gì thì đừng có làm phiền cô,
mày cứ học thuộc lòng đọc cho cô
nghe là được.” Cô cầm cái la bàn trên trà kỷ lên, nói: “Trong hòm có một
cuốn gọi là La Kinh giải định, xem xong cuốn đó có thể hiểu được
cái la kinh[2] này.”
[2] La bàn phong thủy.
An Long Nhi thấy trên la kinh có mười mấy vòng khắc chữ và ký hiệu
chằng chịt, đưa tay ra định đón lấy xem.
Lục Kiều Kiều giật ngay lại, hất hàm bảo An Long Nhi: “Mày chưa dùng
được cái này, loại nhỏ này mày chưa đủ tư cách dùng. Trong phòng mé
Tây có loại to, mày tự tìm lấy mà xem. Sau một năm, tức là Trung thu
sang năm, sẽ kiểm tra về la kinh, nếu vẫn không biết xem, tao lập tức
cho mày bán lợn đi Kim Sơn, đời này đừng mong quay lại tỉnh thành
nữa...”