còn có được một đường lối chung. Ngay cả đến đảng Thống Nhất của chính
quyền (gồm những phần tử đứng về phe U Nu trong Liên Minh Nhân Dân
Tự Do Chống Phát xít, Liên Minh đã bị U Nu giải tán từ năm trước) cũng
bị phân hoá vô phương hàn gắn.
Tình trạng này đã dẫn tới cuộc đảo chánh của tướng Ne Win ngày 2 tháng 3
năm 1962. Cuộc đảo chánh đã chấm dứt chế độ đại nghị Miến và mở đầu
cho một chính sách độc tài mà Ne Win gọi là tạm thời trong thời kỳ chuyển
tiếp trên đường “tiến tới xã hội chủ nghĩa kiểu Miến.” Quốc hội bị giải tán,
các đảng phái chính trị cũ bị cấm hoạt động. Tất cả các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp đều được tập trung vào tay một cơ quan tối cao: Hội
Đồng Cách Mạng. Hỗ trợ cho Hội Đồng Cách Mạng về cơ chế và đường lối
có một đảng duy nhất, đảng Kế Hoạch Xã Hội.
Hai thời kỳ, hai bộ mặt, với phương cách khác nhau, nhưng vẫn cùng theo
đuổi những mục đích chung trong sự nghiệp kiến tạo đất nước. Những mục
đích ấy có thể quy vào 3 chủ điểm, đồng thời cũng là ba trận tuyến mà nhân
dân Miến đã phải đấu tranh nhằm:
- Giữ cho Liên HIệp Miến được toàn vẹn trước các mưu đồ phân ly nội bộ.
- Giữ cho quốc gia Miến đứng vững trong thế độc lập chính trị, tránh ra
ngoài vòng ảnh hưởng đế quốc tư bản và cộng sản, đồng thời cũng thoát
khỏi sự kiềm toả của Trung Hoa.
- Dành lại chủ quyền thực sự về kinh tế cho nhân dân Miến và đưa quốc gia
tiến tới xã hội chủ nghĩa kiểu Miến.
Chống Phân Ly
Về lãnh thổ, các dân tộc thiểu số ở Miến choán một nửa diện tích đất đai
(rải ra ở Nam và Đông Nam), nhưng về dân số chỉ chiếm 20%. Người
Karen đông đảo nhất gồm khoảng ba triệu, còn những nhóm khác ít hơn
như Shan (Thái) 1,5 triệu, Chin và Kachin một triệu.
Để giữ vẹn toàn lãnh thổ, chính phủ U Nu đã phải đối phó một cách khó
nhọc với các phong trào đòi tự trị của các nhóm thiểu số. Mối đe dọa nặng
nề nhất cho nền tảng Liên Hiệp là cuộc nổi dậy của người Karen. Lúc đầu
được khuyến khích bởi chính sách của người Anh
, dân tộc Karen đã
nuôi sẵn mầm mống phân ly. Đến năm 1949, được Cộng Sản Miến hứa hẹn