đưa dự kế thống trị qua mỹ từ “giải phóng”.
Khu vực Đông Nam Á được hân hạnh coi như là lãnh thổ Trung Quốc, kể
tới năm 1840, gồm có: Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Kampuchea,
bán đảo Mã Lai, Singapore và chuỗi đảo Sulu (Phi-Líp-Pin). Những vùng
đất này vừa được mô tả, vừa được vẽ vào bản đồ đính kèm trong cuốn Tân
Trung Quốc Sử Lược, một tài liệu ấn hành lần đầu tiên vào năm 1952 (và
đã được tái bản nhiều lần) dành để huấn luyện thanh thiếu niên Cộng Sản
Trung Hoa nhằm nung nấu tinh thần quốc gia quá khích và đồng thời ý đồ
xâm lược
Trong tập sử lược, Tàu đã ghi đất An Nam bị Pháp cướp mất của Trung
Quốc từ năm 1885, đất Miến Điện cũng lọt vào tay Anh năm 1886, còn
Thái Lan tức Xiêm do Anh Pháp cùng kiểm soát và Anh Pháp đã đỡ đầu xứ
này để tuyên cáo độc lập (nghĩa là tách ra khỏi Trung Quốc) từ 1904.
Ông cha chúng ta, như ai nấy đều biết, từ sau ngày trút ách nô lệ 1.000 năm
qua trận Bạch Đằng năm 938, đã không khi nào còn chấp nhận nền đô hộ
của Tàu nữa. Việc triều cống sau này chẳng qua chỉ là một hình thức ngoại
giao phải có để tránh nạn binh đao. Nhưng nếu nạn binh đao không thể
tránh do hành động xâm lược của Tàu thì nhân dân Việt đều nhất tề chống
lại và lần nào cũng đánh bại kẻ địch. Phần đất An Nam của Trung Quốc
trong thế kỷ 19 chỉ có thể hiện hữu trong trí tưởng tượng của người Tàu mà
thôi.
Trường hợp Miến và Thái thì lại càng kỳ lạ hơn nữa vì hai nước này chưa
hề bị Tàu đô hộ và không bị văn hoá Tàu ảnh hưởng sâu đậm như Việt
Nam. Tại Miến Điện, dưới triều đại Konbaungset, nhà Thanh đã bốn lần
đem quân xâm lược nhưng cả bốn lần đều bị thảm bại, kết quả đưa đến hoà
ước 1769 trên căn bản hoàn toàn bình đẳng giữa hai nước. Do đó việc ghép
đất Thái Miến vào lãnh thổ cũ của Trung Quốc là một hành động thật đáng
nực cười