đô, nhưng vài tuần sau cũng bị bắt tại Trung Java và bị hành quyết.
Cuối cùng 1965, tổng thống Sukarno đã công bố con số người bị giết là
87.000, nhưng một nhân viên trong phái đoàn điều tra của chính phủ cho
rằng tổng thống đã chỉ nói ra 1/10 con số thực
. Chính phủ đã che dấu
sự thực để cho tấm thảm kịch Indonesia được dịu bớt trước mắt thế giới. Ai
cũng biết là số người chết còn cao hơn nhiều. Con số có thể chấp nhận
được ít ra cũng xấp xỉ nửa triệu
Song song với chiến dịch “triệt hạ Cộng sản” địa phương (mà người
Indonesia gọi là Ganjang Kommunis), sinh viên ở Djakarta cũng đốt phá
luôn tòa đại sứ Trung cộng trong khu Hoa kiều Glodok. Hoa kiều khắp nơi
bị khủng bố đến nỗi Trung cộng phải đem tàu đến chở dần về Hoa lục.
Hàng ngày luôn luôn có hàng ngàn gia đình Trung hoa ăn chực nằm nhờ ở
bến tàu để đợi có chỗ ra đi.
Sang năm 1966, tuy những ngày khủng khiếp đã qua, nhưng Indonesia vẫn
còn tiếp tục sống trên sự xáo động mạnh về chính trị. Sukarno đã cố gắng
lấy lại uy quyền một cách tuyệt vọng. Thanh niên, sinh viên liên tục xuống
đường đòi lật đổ tổng thống. Hoạt động hăng hái nhất là Mặt trận Sinh viên
Hành động (KAMI) và Mặt Trận Học sinh Hành động (KAPPI). Sau cùng,
tới ngày 12 tháng 3 năm 1967, hội đồng Tư vấn Nhân dân do tướng
Nasution giữ ghế chủ tịch đã bỏ phiếu truất phế Sukarno và bầu tướng
Suharto lên thay.
Sukarno rời bỏ chức vị tổng thống năm 1967, nhưng thực sự chế độ
Sukarno đã chấm dứt từ năm 1965. Lâu đài NASAKOM do Sukarno xây
dựng đã tan rã từ đó, nếu có còn lại gì thì chỉ là một bài học đáng giá chẳng
những cho các quốc gia Đông Nam Á mà còn cho tất cả các nước nhược
tiểu trên thế giới.
[còn tiếp]
Ghi Chú: