Chữ tắt của ba chữ Nasionalism, Agama, và Komunism.
Năm 1964, Aidit đã nói “khi hoàn tất giai đoạn một của cuộc cách mạng
mà chúng ta đang tiến hành, chúng ta sẽ cùng phối hợp với các thành phần
tiến bộ khác trong xã hội để đem tổ quốc tới cách mạng xã hội mà không
cần võ trang đấu tranh”.
Sau này, khi ngả về phía cộng sản, Sukarno đã cố cứu vãn những đổ vỡ
Quốc Cộng trong quá khứ bằng cách đề cao Tan Malaka là anh hùng dân
tộc. Năm 1962 bản tiểu sử Tan Malaka đã được chính thức công bố trong
đó có đề cập đến cái chết của ông mà nhà cầm quyền đã che đậy bằng cách
cho là bị bắn lầm.
Ngày 17 tháng 8 năm 65 trong lễ kỷ niệm Độc lập, Sukarno còn đề cập
đến một cái trục lòng thòng hơn từ Djakarta qua Phnom Penh tới Hà Nội,
Bắc Kinh, và Bình Nhưỡng (Bắc Hàn).
Trong dịp này Sukarno đã rút Indonesia ra khỏi tổ chức Liên hiệp quốc.
Đảng Hồi giáo Cấp tiến Masjumi đã bị giải tán năm 1960, sau này chỉ
còn đảng Hồi giáo Bảo Thủ Nahdatul Ulama với 6 triệu đảng viên hoạt
động và 20 triệu đoàn viên hỗ trợ.
John Hughes, Indonesia Upheaval, David McKay, 1967.
Báo chí ngoại quốc qua sự điều tra riêng đã đưa ra những con số khác
biệt nhau : Tờ Life ước tính 400.000, tờ Washington Post nửa triệu, tờ New
York Times cho là trên nửa triệu, còn tờ Economist ở Luân đôn gói tròn
một triệu (trong đó Java 800.000, Bali 100.000, còn 100.000 tại Sumatra và
các đảo khác).