Chung Quanh Việc Thành Lập Liên Bang Mã Lai Á
Trước khi đề cập đến hiện tượng phân hóa tại Mã Lai, chúng ta hãy duyệt
xét lại quá trình thành lập liên bang tại đất này kể từ sau ngày thâu hồi chủ
quyền.
Tiếp nối chương 4, phần “Khu vực Mã Lai”, liên bang Mã Lai đã được trao
trả độc lập từ tháng 8 năm 1957 sau khi Anh đã thu xếp để chắc chắn các
phần tử thân Anh (phe phong kiến Mã) nắm vững chính quyền tại đất này.
Mặc dầu liên bang Mã Lai đã độc lập, nhưng thương cảng Singapore vẫn
tiếp tục thuộc Anh. Dù sao lúc đó, Anh cũng chỉ còn kiểm soát về mặt đối
ngoại và quốc phòng còn việc nội bộ để cho chính phủ tiểu bang thân Anh
tập tành tự quản. Trong việc chuyển quyền giữa Anh và người địa phương,
đảng Nhân dân Hành động (People’s Action Party) đã nắm được trọn quyền
hành pháp cũng như lập pháp, nhất là sau bầu cử 1959. Cơ chế Singapore
cũng tương tự như Mã Lai. Đứng đầu tiểu bang là vị đại diện Hoàng gia
Anh mang danh hiệu Yang di-pertuan Negara, còn thực quyền chính trị ở
trong tay thủ tướng. Về vấn đề an ninh, tiểu bang có Hội đồng An ninh
Quốc nội gồm 3 ủy viên của tiểu bang, 3 ủy viên Anh và một ủy viên của
liên bang Mã Lai (cấp bộ trưởng).
Tại bán đảo Mã Lai, sau khi tình trạng an ninh đã vãn hồi (tình trạng khẩn
cấp chấm dứt từ tháng 7 năm 1960), giới lãnh đạo Mã Lai bèn tiến thêm
một bước nữa trong việc tổ hợp toàn vùng, đó là ý định thành lập liên bang
Mã Lai Á. Vào tháng 5 năm 1961, Tengku Abdul Rahman đã chính thức đề
nghị dự kế thành lập tân liên bang sau nhiều năm do dự vì sợ Singapore vào
liên bang thì người Tàu sẽ trở nên đa số. Tại Singapore, thủ tướng Lý
Quang Diệu là đại diện của khuynh hướng Trung Hoa hóa hoàn toàn
Singapore trước rồi mới tính đến Mã Lai sau, nên vẫn thường tỏ ý không
tán thành việc kết hợp với Mã Lai. Nhưng khi ấy, sau cuộc bầu cử, đảng
Nhân Dân Hành Đ ộng của ông ta đang bị yếu thể rõ rệt trước đảng Xã hội,
nên ông ta vội vã hoan nghênh ý kiến của thủ tướng Mã.
Tháng 8 năm 1961, một ủy ban tư vấn Liên Đới Mã Lai Á được thành lập