TRĂM VIỆT TRÊN VÙNG ĐỊNH MỆNH - Trang 97

tướng và nhân viên nội các vẫn được chọn trong số những đại diện dân cử
thuộc đảng đa số.

Trong những năm đầu của liên bang Mã Lai Á, ngoài tranh chấp vũ trang
với Indonesia, mối bận tâm lớn nhất của các nhà lãnh đạo Mã vẫn là vấn đề
chủng tộc trong nội bộ. Trước năm 1961, Tengku Abdul Rahman đã lo ngại
cán cân chính trị sẽ lệch về phía người Trung Hoa một khi để Singapore gia
nhập liên bang. Nhưng sau đã đổi ý vì trên bề mặt kinh tế, sự kết hợp với
Singapore rõ ràng có lợi lớn cho bán đảo Mã Lai. Còn về phía Lý Quang
Diệu, năm 1961 là năm suy đồi của đảng Nhân dân Hành động, ông ta níu
kéo lấy tổ chức liên bang để gây lại uy thế. Cho nên ngay buổi chiều trước
ngày lễ ra đời của liên bang (ngày 16 tháng 9 năm 1963), Diệu đã tuyên bố
với vẻ thách thức đảng đối lập là Singapore sẽ bầu cử ngay sáu ngày sau đó
(ngày 21-9) để tuy dân chúng chọn lại người lãnh đạo tiểu bang. Kết quả
cuộc bầu cử: Đảng của Diệu đã chiếm được 37 trong số 51 ghế.

Dần dần lấy lại được uy thế, Diệu bèn trở về với ý hướng cũ là củng cố
Singapore trước, nên sau những cuộc thương nghị với Tengku Abdul
Rahman, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Diệu đã công bố sự tách rời của
Singapore ra khỏi liên bang và cùng Rahman giải thích sự tách rời ấy là
điều cần thiết để duy trì đa số Mã gốc cho Liên bang.

Để duy trì đa số Mã gốc cho liên bang ư? Nếu đó là điều thành thực thì
hành động rút chân của Singapore ra khỏi Liên bang phải được coi như một
bước lùi chiến thuật với người Tàu. Không cần vội vã, cái đích tối hậu rồi
cũng sẽ tới khi mà chính phần còn lại của Liên bang cũng bị người Tàu tràn
ngập một cách hợp pháp cũng như bất hợp pháp.


Di Dân Và Tranh Chấp
Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã qua, người Tàu đã xuất hiện ở Mã
cũng như các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.