Khi nhật đầu hàng, quân Anh ở Ấn độ đã tới Mã trễ hai tuần. Lợi dụng thời
gian vô chủ, người Tàu đã tức tốc lập các tòa án nhân dân khắp nơi xử
những kẻ hợp tác với Nhật. Phản ứng lại, người Mã cũng tổ chức những
toán võ trang khủng bố người Tàu và hô hào dân chúng vùng dậy với khẩu
hiệu đất Mã của người Mã. Chiến tranh chủng tộc đã bén ngòi, nhưng chưa
kịp bành trướng thì quân Anh đã trở lại và đã dùng biện pháp mạnh để tái
lập trật tự.
Khi đã đặt vững chân trở lại Mã Lai, người Anh liền thành lập Liên hiệp
Mã Lai. Người Mã đã phản đối mãnh liệt điều khoản mở rộng cửa cho Hoa
kiều nhào vô thành công dân thực thụ (ngoại kiều chỉ cần cư ngụ tại Mã 5
năm đến 15 năm là đủ điều kiện trở thành công dân Liên Hiệp Mã Lai).
Một tuần lễ thọ tang đã được tổ chức và tiếp theo sau là phong trào bất hợp
tác cũng được khơi dậy khắp nơi.
Về phía người Tàu, dù đã nắm được ưu thế về kinh tế, họ vẫn còn nuôi
tham vọng nắm được ưu thế chính trị sau này. Tuy cùng ý chí tiến tới đoạt
chính quyền nhưng phương cách thực hiện thì lại bị chia ra làm hai phe.
Phe hữu khuynh hướng về Singapore với mưu đồ Trung hoa hóa thương
cảng này một cách hòa bình trước đã rồi sẽ áp dụng chiến thuật vết dầu
loang sau. Phe tả khuynh do các lãnh tụ Cộng sản kháng chiến cầm đầu,
vẫn chủ trương đấu tranh cướp chính quyền bằng võ lực theo truyền thống
cộng sản. Hai phe tả, hữu có vẻ chống đối nhau trên mặt chiến thuật, nhưng
trong hố sâu thẳm của sách lược khuynh đảo Đông Nam Á họ đã thay nhau
tiến thoái nhịp nhàng để tránh bị tiêu diệt.
Lần Lượt Ra Quân
Cánh Cộng sản đã ra quân trước vì có sẵn tố chức trong tay. Ngay sau Thế
chiến 2, trên nguyên tắc Cộng đảng đã bị giải tán (ngày 1 tháng 12 năm
1945), vũ khí, đạn dược phải nộp cho nhà cầm quyền và mỗi du kích quân
trở về đời sống dân sự sẽ được hưởng một số tiền tương đương 350 Mỹ
kim. Cộng đảng đã đưa ra những phần tử du kích không quan trọng để lãnh
tiền (chừng 6.000 người) và nộp những vũ khí cũ, xấu (chừng 5.000 vũ khí