anh ta còn có một “nghệ danh” rất kêu là “Khả Khả”, khiến Lý An Dân buồn
nôn suýt ói. Đến cả nhân viên phát giấy trước cửa nhà vệ sinh công cộng cũng
phải là một ông chú đẹp trai, cứ phát từng tờ từng tờ một, lúc đó cô đang đau
bụng ghê gớm, lấy ba lần chỉ được mỗi ba tờ giấy, kết quả không nhịn được
liền than: “Chú ơi, cháu đi nặng đấy, ba tờ làm sau đủ? Cho cháu một lần mười
tờ luôn đi chú.” Câu này lại còn nói rất vang, người qua đường nghe thấy đều
bật cười, chú kia rất xấu hổ, cả xấp giấy trên tay đều dúi cả cho cô, giờ nhớ lại
mới thấy chú ấy thật đáng thương. Chú phát giấy vệ sinh ơi, cháu xin lỗi chú!
Vừa đến bốn giờ, Diệp Vệ Quân liền treo bảng đóng cửa, lại nhấc điện
thoại đặt món, Lý An Dân nghe anh gọi người đưa thức ăn tới văn phòng, liền
không hiểu mà hỏi lại: “Sao phải gọi thức ăn đến văn phòng? Giờ mình qua đó
mua rồi mang về nhà ăn không tiện hơn sao?”
Diệp Vệ Quân nói lát nữa không về nhà ngay, sau khi cơm nước xong
xuôi thì thuận đường đi xem hội hoa đăng luôn. Lý An Dân tất nhiên không
phản đối, có người bao ăn xong còn dắt đi chơi, đến chỗ nào mà chẳng được.
Chẳng qua địa điểm Diệp Vệ Quân chọn thật quá đặc sắc, không dưng
đem hết cả bàn cả ghế ra bãi đất hoang sau văn phòng, chẳng lẽ nổi hứng lên
muốn ra ngoài làm một bữa cơm dã ngoại sao? Mà không chỉ có thế, anh còn
mang ra thêm một cái bàn thấp, đặt lên ấy ba khay bánh Trung thu, chính giữa
bày bát hương, hai bên thắp nến đỏ, biến cái bàn thành bàn thờ. Kế đó anh rải
mấy nắm gạo trên đất, từ cửa sau kéo dài thẳng tới phía Tây, trước cửa thắp
thêm hai cây nến nữa, rồi tiếp tục rải gạo một vòng xung quanh bàn ăn.
Lý An Dân nhìn thấy lạ, liền hỏi: “Ăn có một bữa cơm đoàn viên mà cũng
phải rắc rối đến vậy sao?”
Diệp Vệ Quân nói: “Trung thu có tục cúng Thái Âm tinh quân
[4]
, đồ cúng
tuy hơi ít một chút, nhưng có lòng là được rồi.”