xuyên liên lạc với anh qua điện thoại, nhưng đã lâu không gặp cũng thấy nhớ,
lúc này nhìn thấy anh thì trong lòng nhảy nhót reo hò, kéo theo cô bạn chạy tót
tới chào hỏi.
Lúc đi ra ngoài Diệp Vệ Quân đã làm mất chìa khóa, không những không
vào được văn phòng, ngay cả nhà cũng chẳng về được, không còn cách nào
khác hơn là phải chờ Lý An Dân tan học, thuận đường đi đánh thêm mấy cái
chìa khóa, nghe hai cô nàng nói muốn dạo qua Khúc Nguyệt Kiều, liền tự mình
làm tài xế chở hai cô đi một đoạn.
Ngồi trên xe, Cao Hàm mồm năm miệng mười kể lại mấy tin tức cô vừa
mới tìm hiểu được gần đây – khu vực quảng trường Khúc Nguyệt Kiều từng có
một con sông dài chảy qua, tục truyền con sông ấy có từ thời nhà Hạ nhà
Thương, thuộc một nhánh của dòng Hán Thủy, kéo dài hơn trăm dặm, là cái
nôi của nền văn minh tại địa phương này từ xa xưa. Quan viên thời nhà Đường
nắm quyền sở tại của trấn Bạch Phục này xây đình dựng viện, đem đoạn sông
chảy qua trấn cải tạo lại thành một nơi nước biếc liễu xanh, cảnh đẹp cho
người ta thăm thú, vẫn xưng là “Khúc Nguyệt Xuyên”, khi ấy còn dựng lên
một cây cầu hình vòm bắc qua sông, chính là Khúc Nguyệt Kiều.
Ngày nay Khúc Nguyệt Xuyên biến thành đường cái rải nhựa, đình viện
cũng hóa thành một quảng trường của khu nội thành, chỉ có cầu vòm bằng đá
ngay trung tâm quảng trường và công viên cây xanh bên dưới là còn giữ lại
chút ít dấu tích xưa. Tuy rằng cấp trên đối với phong cảnh nơi này cũng ra sức
cải tạo cho hài hòa, nhưng cảnh quan nhân tạo rồi phố mua sắm hiện đại làm
thế nào cũng không thể hòa hợp được với phong vận cổ xưa tồn tại rất tự nhiên
ở đây được.
Cao Hàm giới thiệu phong thổ dân tình xong cũng không quên ngậm ngùi
phát biểu một câu như vậy, Lý An Dân ngược lại, chẳng có chút nhã hứng
thương xuân buồn thu theo cô bạn làm gì, chỉ cảm thấy mấy chữ "Khúc Nguyệt
Xuyên" này rất quen tai, dường như lúc ngắm trăng hồi Trung thu năm ngoái