giọng nói: “Ta đây chỉ biết đến xông pha, gìn giữ nước nhà, chuyện trị thế an
dân giao cả lại cho nàng!”
Ông Lý vì thế liền đặt tên cho đứa con gái còn bé xíu của mình là ‘An
Dân’, Vệ Quân- An Dân, bổ trợ cho nhau, chính là sự kết hợp tốt nhất.
Cái gen chung tình của ông Diệp cũng được di truyền lại cho đứa con trai,
Diệp Vệ Quân cảm thấy làm một người chồng thì phải một lòng chung thủy
với vợ mình, phải hết sức nghe lời vợ, cưng chiều vợ từ lúc còn trong nôi. Thế
là từ khi còn nhỏ Diệp Vệ Quân đã dắt theo cô vợ trẻ con chỉ bé bằng con búp
bê của mình đi khắp nơi quậy phá gây sự. Hai ông thông gia thấy thế rất lấy
làm vui mừng, nhưng vợ của ông Lý thì lại nóng ruột muốn chết. Bà Lý là một
người trí thức, bà hy vọng con gái của mình được ăn học đàng hoàng tử tế, chứ
không phải là một con khỉ cái chỉ biết trèo tường leo cây.
Tháng Sáu năm 1950, chiến tranh Triều Tiên nổ ra, ông Diệp được chọn
làm người chỉ huy nhiệm vụ trinh sát và tác chiến cho bộ đội đặc công đi tiền
trạm, thuộc đội quân bí mật xâm nhập vào hậu phương địch để thăm dò tình
hình. Khi đó Diệp Vệ Quân mười bốn tuổi, còn Lý An Dân chỉ vừa lên tám.
Hai cha con nhà họ Diệp sống nương tựa lẫn nhau, giờ ra trận cũng phải
đủ mặt cha con, cha đã là hổ thì con trai cũng không chịu kém mà hóa thành
sói. Ngày đó nhập ngũ không cần tra hộ khẩu, cũng không cần giới thiệu, mặc
dù Diệp Vệ Quân chỉ mới mười bốn tuổi nhưng dáng người cao to, thoạt nhìn
trưởng thành hơn rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Cậu khai gian tuổi tác
gia nhập quân tình nguyện, vào mùa đông năm 1950 mang theo vũ khí cùng
một thớt ngựa, theo chân bộ đội tiên phong ngồi trên chiếc tàu lửa bọc thép
nặng nề, tiến thẳng về chiến trường Triều Tiên.
Trong quân đội, Diệp Vệ Quân quen được hai người bạn cũng khai gian
tuổi để nhập ngũ là Pháo Đồng và Trương Lương, ba người trở thành chiến
hữu vào sinh ra tử. Trên chiến trường Diệp Vệ Quân chiến đấu một bước cũng