không lui, luôn là người xông lên trước nhất, đã trải qua vài chục chiến dịch cả
lớn lẫn nhỏ, đại đội của anh từ hơn một trăm người mà giờ chỉ còn có mười
người, chí khí trở thành một vị anh hùng của Diệp Vệ Quân cũng dần tan biến,
trở thành niềm khát vọng được sống sót, một lòng mong ngóng về lại quê
hương.
Trong trận chiến cuối cùng, xung chấn của một quả đạn khiến cho Diệp
Vệ Quân bất tỉnh, trong trạng thái hôn mê anh bị bắt vào trong trại tù binh của
quân địch, anh hùng còn chưa thành, đã thành một gã tù binh.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Diệp Vệ Quân cùng với những tù
binh khác bị áp giải về nước, nhưng không được về lại cố hương mà bị đưa đi
trại quản giáo ở huyện Xương Đồ tỉnh Liêu Ninh. Thời đó tù binh sau khi được
trao trả đều phải ở trại quản giáo để thẩm tra và giáo dục lại. Ở tại đây, Diệp
Vệ Quân gặp được Trương Lương, cậu ta vào trong này còn sớm hơn so với
anh nữa, vì cứu mạng đồng đội nên mới bị quân địch bắt làm tù binh, ở trong
trại tù binh cậu ta chưa từng bỏ qua việc đấu tranh.
Nhưng tư tưởng giáo dục truyền thống của quân đội chính là: Thà chết
chứ không chịu khuất phục, tuyệt đối không làm tù binh.
Có tấm gương của năm tráng sĩ nhảy khe núi Lang Nha ngày trước, trong
mắt đại đa số mọi người, thì bị kẻ địch bắt làm tù binh cũng chẳng khác gì chủ
động đầu hàng cả. trong quá trình chịu thẩm tra, Diệp Vệ Quân và Trương
Lương đã nảy sinh xung đột với chính trị viên.
Chính trị viên vỗ bàn đứng dậy, chỉ vào mặt hai người mà mạt sát: Ngất
xỉu thì thế nào hả? Sau khi tỉnh dậy cậu vẫn có thể tiêu diệt quân thù kia mà?
Chiến sĩ của chúng ta đi đến nơi đâu thì nơi ấy chính là chiến trường, chiến đấu
đến tận người cuối cùng, hơi thở cuối cùng, chết trên chiến trường mới là sứ
mệnh vinh quang của chúng ta! Một người chiến sĩ Cách mạng, mang theo vũ
khí trên chiến trường nhưng lại bó tay chịu trói, Trương Lương, không phải