TRĂNG HUYẾT - Trang 1015

tới cuộc tấn công quyết liệt sắp tới, do chính họ chủ động. Y phục của toán
đặc công không người nào giống người nào với những màu sắc đen, tím,
nâu... lộn xộn. Đầu không đội mũ. Chân đi dép Nhật. Bên trên chiếc quần
tây nhăn nhó là áo sơ-mi bèo nhèo. Kiểu cách ăn mặc ấy thích hợp với nhân
dáng người nhà quê, làm họ trông giống như phu phen lao động nặng nhọc
và không gây chú ý khi di chuyển trong thành phố tới chỗ tập trung quân.
Và lát nữa, người ta sẽ thấy toán đặc công không có vẻ gì đặc biệt nếu bị
chặn hỏi trên chuyến xe chở họ tới đột nhập khuôn viên và tòa nhà của Đại
sứ quán Hoa Kỳ. Người trẻ nhất trong toán quyết tử là Ngô Văn Kiệt, cháu
thừa tự duy nhất của kẻ từng có thời là “chú bồi” trại săn của Jacques
Devraux. Mím miệng và liếm môi, Kiệt gồng người bóp chặt hai nắm tay
và ép thật sát vào hai cạnh sườn để đè nén cảm giác khích động đang làm
lộn lạo ruột gan.
Hai gò má Kiệt còn nguyên vẻ bầu bỉnh, không một sợi lông măng, với hai
con mắt thơ ngây của một thiếu niên mười bảy tuổi. Đồng đội khi muốn
chọc quê cậu vẫn gọi đùa là “Ốc Tí”, như Ngô Văn Đồng, người cha quá
cố thường gọi thuở cậu còn là thiếu nhi giao liên. Trong khi nghe chính ủy
nói, hai mắt Kiệt không nhấp nháy. Cậu cố dương dương khí thế để che lấp
số tuổi còn quá nhỏ của mình. Ngược lai, mấy đầu ngón tay của cậu thỉnh
thoảng âm thầm sờ vào đường lằn quanh hông, chỗ phía dưới thắt lưng, nơi
cậu quấn chặt quanh mình một dải lụa màu xanh đỏ và lận thật kỹ bên trong
hai lớp vải quần ka ki vàng và áo sơ-mi nâu. Mọi khi, cậu giấu dải lụa ấy ở
nơi chỉ một mình cậu biết, nhưng lần này, cậu đeo nó theo trong người vì
đây là đêm mười chết một sống.
Dải lụa xanh đỏ ấy rất cũ, gần như phai màu hết một nửa. Nó nguyên là
băng cờ xung trận thuở nào được thân phụ của Kiệt, cùng kề vai sát cánh
với ông nội và chú của cậu, phất lên thật cao khi phóng bàn chân trần lao
vào trại binh của Pháp tại Yên Bái năm 1930. Sau đó, nó được truyền lại
cho Kiệt vào ngày đầu tiên cậu được kết nạp làm thành viên đội thiếu nhi
giao liên của Mặt trận Dân tộc GPMN tại Mộc Linh. Dù trong lòng tự hào
vô bờ bến về dải băng cờ đó, Kiệt lúc nào cũng theo đúng lời dặn nghiêm
khắc của cha là phải thận trọng giữ nó kín đáo tuyệt đối, cực kỳ bí mật. Tuy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.