TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 10

8

phản ánh lại một cách chân thực, sinh động cuộc đời
cũng như thân thế của họ là việc làm thiết thực để
thể hiện lòng biết ơn, sự tự hào cũng như giáo dục
truyền thống hiếu học cho thế hệ hôm nay. Cuốn
sách “Kể chuyện Trạng nguyên Việt Nam” được thực
hiện không nằm ngoài mục đích trên.

Cuốn “Kể chuyện Trạng nguyên Việt Nam” được

biên soạn dựa trên các nguồn tư liệu chính sử và các
giai thoại lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, đây
là một đề tài khó, vì nguồn sử liệu hiếm hoi, đa
phần lại là chữ Hán và chữ Nôm, nên có những
Trạng nguyên vẫn chưa xác định được chính xác
năm sinh, năm mất, quê quán, đồng thời những
chuyện kể lại về cuộc đời, sự nghiệp cũng hết sức
hiếm hoi. Vì thế, cuốn sách được viết một cách tóm
lược, cô đọng nhất về cuộc đời các vị Trạng nguyên
dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất, chỉ giới thiệu các vị Trạng nguyên đã

được phong danh hiệu Trạng nguyên. Như trên
chúng tôi đã giới thiệu, ở vương triều Lý, việc học
bắt đầu được quan tâm, năm 1075, vua Lý Nhân
Tông mở khoa thi Nho học đầu tiên, người đỗ đầu
khoa thi này là Lê Văn Thịnh, trở thành bậc khai
khoa cho các nhà khoa bảng nước ta. Cho đến năm
1246, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi Thái học
sinh, lấy đậu theo Tam giáp (Nhất giáp, Nhị giáp,
Tam giáp). Năm 1247, nhà vua cho đặt lại thứ bậc
trong Tam giáp. Bậc Nhất giáp có Tam khôi gồm:
Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Bậc Nhị giáp
gọi là Hoàng giáp, Bậc Tam giáp gọi là Thái học
sinh. Vì khuôn khổ sách có hạn, chúng tôi chỉ xin

9

giới thiệu những vị Trạng nguyên đã được phong
thứ bậc trong Tam giác từ năm 1246, còn những vị
được dân gian yêu mến, kính trọng mà phong Trạng
(Trạng dân gian) xin được giới thiệu trong cuốn
khác. Trong cuốn sách “Các vị Trạng nguyên, Bảng
nhãn, Thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam

có viết: “Kể từ khoa thi tuyển Minh Kinh bác học
đầu tiên của nước ta vào năm 1075, đời vua Lý
Nhân Tông đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919
đời vua Khải Định, tổng cộng có 185 khoa thi với
2.898 vị đỗ đại khoa, trong đó có 5 thủ khoa (vì thời
Lý và đầu triều Trần chưa đặt định chế Tam khôi
nên chưa gọi các vị thủ khoa là Trạng nguyên) có 46
vị Trạng nguyên, 48 Bảng nhãn, 76 Thám hoa, 2.462
Tiến sĩ và 266 Phó bảng...””

1

.

Thứ hai, để khắc họa chân dung các vị Trạng

nguyên một cách sinh động với nhiều chi tiết gần gũi,
đời thường, bên cạnh nguồn tư liệu chính sử mà cụ
thể là tên tuổi, năm sinh, năm mất, quê quán, phần
lớn chúng tôi tham khảo trong các cuốn: Các nhà khoa
bảng Việt Nam 1075-1919
do GS. Ngô Đức Thọ chủ
biên, Nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1993; Các
vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các triều đại
phong kiến Việt Nam
do Trần Hồng Đức biên soạn,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2006;
Từ điển Văn học Việt Nam: Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ
XIX
do Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Giáo
dục xuất bản năm 1999; Kho tàng về các ông Trạng Việt Nam

_______________

1. Trần Hồng Đức biên soạn, Nxb. Văn hóa Thông tin,

2006.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.