TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 8

6

truyền, giáo dục truyền thống, triển khai các hoạt
động khuyến học của mỗi địa phương một cách
thiết thực.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 12 năm 2015

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

7

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, Việt

Nam là một quốc gia văn hiến, có truyền thống hiếu
học. Tiến sĩ Thân Nhân Trung ( 1418 -1499) trong bài
ký đề lên bia Tiến sĩ ở Quốc Tử Giám đã viết: “Hiền
tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì
thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế, các bậc đế vương
thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục
nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc
gia làm công việc cần thiết”. Hiểu rõ được tầm quan
trọng ấy, từ ngày xưa, những vị minh quân đã rất
quan tâm đến việc bồi dưỡng nhân tài. Bắt đầu từ
đời Lý, việc giáo dục được chú trọng. Năm 1075,
vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Nho học đầu tiên ở
nước ta và người đỗ đầu khoa này là Lê Văn Thịnh.
Sau đó, các triều đại sau đều đặn mở các khoa thi
tuyển chọn các nhân tài, mà chế độ thi cử ngày xưa
hết sức nghiêm ngặt, khắt khe, phải vượt qua bốn
trường thi Hương mới được dự thi Hội, đỗ rồi mới
được vào thi Đình để đạt được các danh hiệu cao
quý như: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa…
Chính vì thế, việc sưu tầm, biên soạn những tư liệu
về các Trạng nguyên Việt Nam nhằm khắc họa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.