TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 111

108

Trong khoảng 5 năm, Ích Mộc đủ thông hiểu các pho
kinh Phật, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp làng.

Ngày ngày ăn chay niệm Phật, chăm chỉ sách

đèn, ông gần gũi dân làng, chỉ bảo họ cách làm ăn,
làm thuốc chữa bệnh cho dân, hướng dẫn từ công
việc cấy cày đồng áng đến cắm đăng đan lưới cho
dân bắt tôm, cá. Sau những kỳ đi giảng kinh ở
những vùng xa trở về, ông thường đem về những
giống cây lạ phân phát cho dân làng trồng, cung
cấp nguồn gỗ chủ yếu để dựng chùa, làm nhà cửa.

Sống nơi cửa thiền sân Phật, Lê Ích Mộc luôn

thông cảm sâu sắc với những khó khăn của dân
làng, ông khuyên mọi người hướng về cửa Phật với
lòng thành tâm của chính mình chứ không phải
bằng những nghi lễ tốn kém. Không chỉ là một vị
tăng sư chuyên tâm hằng dương Phật pháp, mà
ông còn là người am hiểu sâu sắc giáo lý Khổng
Tử, Mạnh Tử, tỏ tường sâu trình các phép thần
thông huyền bí của Đạo Giáo, Lão, Trung. Ông kế
thừa được truyền thống “Nhập thế gia trụ Phật
pháp” của các thiền sư nổi tiếng như thiền sư Vạn
Hạnh, thiền sư Đạo Hạnh, thiền sư Minh Không...
Chính nhờ các phương thuật huyền bí kết hợp với
sự am hiểu về y học, thiên văn, chiêm tinh, lý số...
của Lê Ích Mộc mà ngôi chùa Ráng đã trở thành
một sơn môn lẫy lừng.

Dưới triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần

mà không đỗ. Ông về quê nhà trụ trì tại chùa Ráng,

109

chuyên nghiên cứu Kinh tam tạng nhà Phật. Sách Đại
Việt sử ký toàn thư
chép: “Mùa xuân tháng hai năm
Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) đời
vua Lê Hiến Tông, triều đình mở hội thi kén người
tài, một lần nữa, Lê Ích Mộc quyết tâm dùi mài kinh
sử ứng thi những mong đem tài trí giúp nước. Khoa
thi năm ấy sĩ tử đi ứng thi có mấy mươi ngàn người,
triều đình chọn lấy đỗ 61 người có bài thi xuất sắc
nhất, trong đó Lê Ích Mộc đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ
cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), Lê Sạn đỗ Đệ
nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn),
Nguyễn Văn Thái đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ
tam danh (Thám hoa). Khi duyệt bài văn của Lê Ích
Mộc, nhà vua vô cùng sửng sốt khen ngợi và mến
phục tài văn chương của ông bèn sai ông đọc bài
“chế thư” của mình trước các ông nghè tân khoa.
Hai tay Lê Ích Mộc nâng lư hương đang bốc cháy
rừng rực làm bỏng rộp hết cả da tay mà không biết.

Sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề chép:

“Lê Ích Mộc tuổi đã cao mà chưa đỗ đạt gì thì tâm
trạng cũng buồn, ông thường đến chùa Diên Phúc
theo học thầy chùa và Kinh Phật. Kỳ thi Đình năm
ấy, tự tay vua Lê Hiến Tông ra đề thi về đạo trị nước
của bậc đế vương với đề bài ra 9 dòng chữ. Thật là
duyên kỳ phúc đã đến. Bằng những hiểu biết sâu
sắc của gần 30 năm đèn sách, Lê Ích Mộc trình bày
một cách mạch lạc, trôi chảy trên 25 trang giấy về
niềm khát vọng chấn hưng Phật giáo, hiến nhiều kế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.