TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 112

110

sách về đạo trị nước của các bậc đế vương qua thực
tế các triều đại. Văn ông ý tứ dồi dào, đầy ký ức,
không bỏ sót ý nào. Khi duyệt bài của ông vua Lê
Hiến Tông - một ông vua có phong cách thi nhân
thanh tao của thời Lê, vô cùng sửng sốt mà thốt lên
rằng: Bài văn của Lê Ích Mộc hơn hẳn mấy tầm so
với bạn đồng khoa, trẫm rất hài lòng duyệt cho
người ấy xứng bậc khôi nguyên. Lê Ích Mộc đỗ
Trạng nguyên năm 44 tuổi. Từ khoa thi này, triều
đình có lệ treo Bảng Vàng ghi tên người đỗ ở cửa
nhà Thái học càng thêm phần vinh hiển, ông là
Trạng nguyên của Tam giáo, tinh thông Nho Lão,
am tường Kinh phật. Lê Ích Mộc đỗ Trạng nguyên
vào thời mà Phật giáo không còn là quốc giáo như
những triều đại Lý - Trần trước đây. Lúc này, Phật
giáo đã nhường bước cho Nho giáo tiến lên hàng
chính thống. Bấy lâu, các triều đại phong kiến đã
dựa vào chính khoa cử Nho giáo để tuyển chọn
nhân tài, lấy người ra làm quan, bổ sung đội ngũ
quan lại từ triều đình xuống tới các địa phương
huyện, tổng. Bởi thế mà có nhiều người lao vào con
đường cử nghiệp để tiến thân. Trên con đường hoạn
lộ của các sĩ phu, cũng có nhiều người hanh thông
hiển đạt, nhưng cũng không ít người bị trắc trở gian
nan mà thường là những người gặp trắc trở thì hay
tìm đến triết lý và sự an ủi của Lão và Phật. Vậy nên
đường đời của các sĩ phu xưa thường là vào Nho, ra
Phật, ra Lão. Con đường của Lê Ích Mộc thì lại khác,

111

trước khi đỗ Trạng nguyên, ông đã từng sống ở
chùa. Đó là nét riêng biệt, độc đáo của ông.

Sau khi đỗ Trạng nguyên, Lê Ích Mộc bước vào

cuộc đời làm quan khi giai đoạn thịnh trị của
triều Lê sơ không còn nữa. Từ sau đời vua Lê Hiến
Tông ngắn ngủi, các vua chúa cháu chắt của nhà Lê
từ Lê Uy Mục, Lê Tương Dực trở đi đều biến ngai
vàng thành cỗ xe hưởng lạc, tiến vào con đường xa
hoa, thoái hóa cực độ trên mồ hôi, nước mắt và cả
xương máu của nhân dân lao động, mâu thuẫn
trong xã hội trở nên sâu sắc. Lê Ích Mộc sinh ra và
lớn lên ở vùng đất lam lũ, sống trong sự đùm bọc
của bà con lao động nên ông rất hiểu và thông cảm
sâu sắc với đời sống nhân dân nơi thôn dã; đồng
thời chịu ảnh hưởng của thuyết “từ bi hỷ xả”, lý “vô
chấp”, lẽ “vô thường”, “vô ngã” của nhà Phật. Ông
thường hay giúp đỡ người nghèo, khuyên mọi
người làm việc thiện, phát huy truyền thống, đạo lý
tốt đẹp của dân tộc.

Năm 1527, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Mạc Đăng

Dung xưng vương. Trong giai đoạn đầu, vương
triều mới có nhiều cải cách tiến bộ, được đông đảo
nhân dân ủng hộ. Đông các Đại học sĩ triều Lê là
Thám hoa Phạm Văn Thái, bạn đồng khoa với Trạng
nguyên Lê Ích Mộc là một trong số cựu thần trí thức
đầu tiên ủng hộ Mạc Đăng Dung và tiến cử Lê Ích
Mộc với Mạc Đăng Dung. Ông hăm hở dùng tài trí,
hiểu biết ra giúp triều đại mới mong muốn thực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.