112
hiện ý nguyện của mình là làm cho quốc thái dân
an. Nhưng sau khi Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng
Doanh qua đời, mâu thuẫn trong nội bộ vương triều
Mạc trở nên gay gắt, tình hình có lúc nguy ngập,
một số cựu thần có uy tín như cha con Lê Bá Lý,
Nguyễn Thuyến đã bỏ Mạc theo Lê, dân chúng
hoang mang không biết theo ai, nên mặc dù làm
quan đến chức Tả thị lang, đứng hàng thứ ba sau
Thượng thư, Tham tri nhưng Lê Ích Mộc vẫn cảm
thấy buồn chán, ông “treo ấn từ quan” về trí sĩ tại
quê nhà. Nhớ thuở hàn vi, Lê Ích Mộc bỏ tiền ra tu
sửa, mở mang chùa Ráng, lấy tên chữ là Diên Phúc
tự và mở trường dạy học, đào tạo nhân tài cho quê
hương, đất nước. Với tên chùa Diên Phúc tự, phải
chăng ông muốn ghi nhớ về nhân duyên phúc trạch
mà trời, Phật ban cho ông trong nghiệp đời thi cử,
hay là lời cầu mong duyên trời, phúc Phật đến với
mọi người, mọi nhà với làng quê yêu dấu?
Là người nổi tiếng có học vấn sâu rộng, có đạo đức
mẫu mực, Lê Ích Mộc còn là bậc thầy giáo tận tụy với
nghề nghiệp, yêu thương học trò. Không chỉ luyện rèn
học trò, ông thường khuyên dạy dân làng cách sống,
cách cư xử sao cho hòa thuận, ấm êm. Ngôi chùa Diên
Phúc và từ chỉ Thanh Lãng nhờ có Lê Ích Mộc mà trở
thành trung tâm đào tạo nhân tài và giáo hóa cả một
vùng rộng lớn của huyện Thủy Đường.
Bên cạnh đó, ông cũng tích cực cùng với dân làng
Ráng khai phá vùng đầm lầy ven sông, trồng cây gây
113
rừng. Lê Ích Mộc đích thân trồng một rừng lim xanh
tốt, nhân dân địa phương được hưởng lợi hết đời này
qua đời khác. Vết tích rừng lim quan Trạng xưa nay
còn đó... Nhờ có rừng lim này mà nhân dân địa
phương có nguyên liệu tại chỗ để trùng tu Diên Phúc
tự, xây đền Diên Thọ, mở rộng Từ văn, xây đình
Hoàng Giáp, chùa Lốt, chùa Vang...
Ngày 15 tháng 2 năm 1538, Lê Ích Mộc qua đời
tại quê nhà, hưởng thọ 80 tuổi. Mộ phần của ông
ngự tại rừng lim quan Trạng thuộc xóm Sỏi, thôn
Thanh Lãng. Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng
trăm năm trường tồn, luôn được tôn tạo, bảo vệ và
trở thành một di sản văn hóa vượt khuôn khổ của
một dòng họ, của một làng, một xã mà trở thành
niềm tự hào của cả nước. Lăng mộ đã được Bộ Văn
hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Rừng lim quan Trạng trồng xưa đã hóa thân vào các
công trình công cộng của làng, của xã và thay thế
vào đó là rừng bạch đàn xanh tốt.
Cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Lê Ích
Mộc là tấm gương sáng cho các thế hệ nối tiếp nhau
phấn đấu học tập. Bởi ông chính là hiện thân của
tinh thần vượt khó, ham học hỏi để vươn tới đỉnh
cao của trí tuệ. Ông mãi mãi xứng đáng là niềm tự
hào, là biểu tượng của truyền thống hiếu học của
nhân dân Thủy Nguyên nói riêng và thành phố Hải
Phòng nói chung.