TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 125

122

vua. Buổi ấy bà Kinh phi (mẹ nuôi vua) cũng có

mặt trong buổi chầu, trông thấy Nguyễn Giản

Thanh khôi ngô tuấn tú hơn cả, liền chỉ ông mà

hỏi quan trường:

- Người này chắc là Trạng nguyên? Chà! Xứng

đáng quá!

Quan trường lúng túng không muốn phật ý mẹ

nuôi vua, nên chỉ vào Giản Thanh lẫn Tam Tỉnh mà

tâu lên:

- Hai người này đều học giỏi như nhau, nhưng

chúng thần chưa biết lấy ai đỗ Trạng nguyên. Xin

mẫu hậu và Hoàng thượng xét định.

Nhà vua cũng biết văn của Hứa Tam Tỉnh hơn

Nguyễn Giản Thanh nhưng vì muốn chiều lòng mẹ

nuôi mới ra thêm bài phú Phụng thành xuân sắc

(Cảnh mùa xuân ở kinh đô) để xét tài.

Nguyễn Giản Thanh biết rằng nếu làm phú bằng

chữ Hán thì so với Tam Tỉnh sẽ không bằng. Nghĩ

vậy bèn viết văn Nôm dụng ý để cả bà Kinh phi

cũng hiểu. Bài văn được đọc lên, đến những đoạn tả

kinh thành có ý:

... Chợ hào đầm ấm, phô ngọc tần vần

Trai bảnh bao đá cầu vén áo,

Gái éo le rủ yếm khỏi quần,

Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa...

Bài văn được bà Phi khen mãi.

Vua lại thấy Giản Thanh là người phủ Từ Sơn,

123

cùng phủ với quê ngoại mình (làng Phù Chẩn)

bèn hỏi:

- Làng Ông Mặc cách làng Phù Chẩn gần hay xa?

Nguyễn Giản Thanh biết là hai làng xa nhau

nhưng khôn khéo bảo:

- Tâu bệ hạ, hai làng liền một cánh đồng ạ.

Trong phép tỉnh điền, mỗi đồng là những năm

trăm dặm, Nguyễn Giản Thanh dùng chữ đồng âm:

đồng cũng có nghĩa là cánh đồng để tỏ ra hai làng

gần. Vua nghe thấy lấy làm vui mừng, truyền lấy

Giản Thanh đỗ Trạng, còn Tam Tỉnh chỉ đỗ Bảng

nhãn thôi.

Biết chuyện này nho sĩ Kinh Bắc tỏ ý không bằng

lòng nên vẫn chê Giản Thanh là “mạo Trạng

nguyên”, nghĩa là “Trạng nguyên mặt” vì đẹp trai

mà được đỗ Trạng, cũng có nghĩa là Trạng nguyên

giả mạo, không xứng đáng.

Chuyện Nguyễn Giản Thanh và Hứa Tam Tỉnh

còn được dân gian giải thích rằng: Trước kia thầy

địa lý Tả Ao từng xem đất nhà Tam Tỉnh và nói

rằng đây là đất phát Trạng nguyên. Đến khi Tả Ao

tiên sinh qua bên quê Nguyễn Giản Thanh thấy ngôi

mộ tổ nhà ông Giản Thanh thì lại nói: “Đất ngôi này

cũng phát Trạng”.

Người ta lấy làm lạ, bèn hỏi Tả Ao:

- Lẽ nào một khoa lại có hai Trạng nguyên?

Tả Ao bèn nói rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.