136
TRẠNG NGUYÊN HOÀNG VĂN TÁN
*
Hoàng Văn Tán người xã Xuân Lôi, huyện Vũ
Ninh (nay là thôn Xuân Lôi, xã Tam Giang, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
1
.
Ông đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu
Thống Nguyên thứ 2 (1523) đời vua Lê Cung Hoàng.
Ông làm quan với nhà Mạc, thăng đến chức Lễ
bộ Tả thị lang.
GIAI THOẠI
TRẠNG NGUYÊN HOÀNG VĂN TÁN
2
Vào cuối thời Lê Sơ (đầu thế kỷ XVI) ở làng Xuân
Lôi, huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc có
_______________
* Chưa rõ năm sinh, năm mất của Trạng nguyên Hoàng
Văn Tán.
1. Xem Ngô Đức Thọ (Chủ biên): Các nhà khoa bảng
Việt Nam (1075-1919), Nxb. Văn học, 2006 ghi: [Hoàng Văn
Tán] người xã Xuân Lôi, huyện Võ Giàng (nay là thôn
Xuân Thủy, xã Quế Tân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
2. Nguyễn Văn An: Giai thoại về Trạng nguyên Hoàng
Văn Tán, Bắc Ninh online, 17-7-2013.
137
cậu bé tên là Hoàng Văn Tán gia cảnh tuy nghèo
túng nhưng rất thông minh và giỏi đối đáp.
Một hôm, mẹ Tán đi chợ ở làng Thị Cầu thấy
đám rước “Vinh quy bái tổ” của một vị Tiến sĩ về
làng Kim Đôi rất đông vui, trang trọng, lộng lẫy, bà
ao ước con trai mình cũng được học hành đỗ đạt
như vậy. Về nhà nhìn vào hoàn cảnh gia đình mình
bà chỉ biết than thở rồi kể lại chuyện đó với người
con trai. Cậu bé Tán bèn sà vào lòng mẹ và nói “như
đinh đóng cột” rằng: Con mà được đi học thời con
sẽ đỗ cao hơn!
Thấy Tán còn nhỏ mà ăn nói khẳng khái khác
thường, bà mẹ quyết tâm đưa con tìm thầy học chữ.
Nghe tiếng thầy đồ làng Vị (nay thuộc làng Phương
Vĩ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh) nổi tiếng
hay chữ, bà đưa Tán đến xin “nhập môn”. Ngắm đi
ngắm lại tướng mạo cậu bé, thầy đồ vui vẻ nhận lời.
Lớp học có hơn chục nho sinh nhưng thầy chưa
cho Hoàng Văn Tán được học chữ ngay, cậu chỉ được
giao làm những việc vặt như quét nhà, dọn dẹp, nước
nôi, điếu đóm phục vụ lớp học. Cậu bé Tán chỉ đứng
ở bên ngoài học lỏm, nhưng với trí thông minh bẩm
sinh nên cậu “nhập tâm” và thuộc bài làu làu còn giỏi
hơn các nho sinh ở trong lớp.
Một hôm có cụ Chánh mang lễ và dẫn con trai
đến nhập học. Nhìn lên mâm lễ lớn vừa đặt trên
hương án, thầy đồ tức thì ra một vế đối có ý thử tài
trò mới và các nho sinh: