154
chảy xuống, lại chảy xuống chỗ toàn đá, nên phát ra
tiếng thập thình dù ở cách xa 5, 6 km.
Khe Bò Đái đã tồn tại rất lâu, và tiếng thập thình
ấy đã trở thành âm thanh quen thuộc không thể
thiếu của người dân mấy xã quanh đó, vậy mà hơn
300 năm sau, kể từ khi câu sấm ra đời, vào niên hiệu
Bảo Đại thứ 20, tức năm 1944, một trận mưa to gió
lớn nổi lên, tự nhiên núi Đụn bị xẻ ra làm hai đỉnh,
lập tức tiếng thập thình ở bên khe Bò Đái tắt ngấm.
Dân gian cũng truyền lại câu chuyện Nguyễn
Bỉnh Khiêm cứu cháu bảy đời bị đói như sau:
Gia cảnh của cháu bảy đời Trạng Trình nghèo
lắm. Gặp năm đói kém, trong bồ, thóc không còn
một đấu, mọi vật có giá trị trong nhà đã bán hết
sạch. Người cháu trong bụng vừa buồn, vừa đói,
ngồi giở cuốn sách của cụ Nguyễn để lại. Bất ngờ
đọc đến hai câu:
“Ngã cứu nhữ thượng lương chi ách
Nhữ cứu ngã thất thế chi bần”.
Nghĩa là:
- Ta cứu ngươi khỏi tai nạn do xà nhà gây ra
Ngươi giúp ta cứu cháu bảy đời (của ta) khỏi đói.
Người cháu lạ lắm, trong bụng băn khoăn, nửa
ngờ nửa tin. Trạng đã mất từ lâu rồi, sao có thể cứu
được quan huyện khỏi nạn do xà nhà gây nên. Tuy
thắc mắc thế, nhưng đang ở bước đường cùng, anh
này cũng cứ đánh bạo mang cuốn sách đến dinh
quan huyện, để nhờ quan xem và cứu giúp.
155
Viên quan huyện đang nghỉ trưa, thấy lính hầu
vào báo có người cháu của Trạng Trình mang một
cuốn sách đến, xin gặp và nói rằng:
- Cụ bảy đời là Trạng Trình bảo đến quan sẽ giúp.
Quan huyện mới nghe, cho là xằng bậy. Song từ
lâu, đã nghe tiếng và cũng rất mến phục tài của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên mới vội vàng
ngồi dậy, ra công đường xem thực hư thế nào.
Ông quan vừa bước chân ra khỏi cái sập mình
vẫn nghỉ trưa, thì bất ngờ, một cái xà nhà bỗng
dưng rơi xuống. Cái sập gãy làm đôi. Chao ôi! Nếu
không có người cháu của Trạng Trình đến xin gặp,
có lẽ tính mạng của quan cũng khó bảo toàn.
Nhận được cuốn sách, viên tri huyện đọc và thấy
sự việc xảy ra thật đúng như lời tiên tri của Trạng.
Quan cảm kích lắm, mới sai gia nhân đem tiền, gạo
cấp cho cháu của Trạng, giúp cho anh này qua cơn
đói nghèo.
*
* *
Các giai thoại trên đều chứng tỏ rằng, Trạng
Trình là người có tài tiên tri, trên thông thiên văn,
dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người, nên biết
trước được những việc xảy ra đến mấy trăm năm
sau. Dường như, ông cũng đã được dân gian hóa,
đại diện cho trí tuệ của dân tộc, của nhân dân, đồng
thời cũng là nơi gửi gắm những ước mơ về cảnh