TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 154

152

Lê Anh Tông). Quả nhiên, vua Lê chỉ là một ông vua
bù nhìn, bao nhiêu quyền lực đều ở trong tay chúa
Trịnh cả.

Trịnh Kiểm thay bố vợ nắm binh quyền, sợ hai

người em trai của vợ là Nguyễn Uông, Nguyễn
Hoàng tranh giành quyền lực, nên đã ám hại
Nguyễn Uông và ngấm ngầm tìm cách ám hại nốt
Nguyễn Hoàng. Thấy thế, Nguyễn Hoàng bèn lấy
cớ xin vào trấn thủ Thuận Hóa để giữ mình. Thỉnh
cầu ấy được chấp nhận vì Trịnh Kiểm cũng muốn
đẩy Nguyễn Hoàng đi thật xa kinh đô để dễ bề
chuyên quyền. Trước đó, Nguyễn Hoàng đã bí mật
cho người ra hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm về kế an thân,
thì ông trả lời:

- “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.
Nghĩa là: Một dải Hoành Sơn, dung thân muôn

đời. Ngụ ý rằng nếu biết dựa vào một dải Hoành
Sơn (tức dãy núi có Đèo Ngang) thì có thể lập
nghiệp được lâu dài.

Sau khi được chấp thuận, Nguyễn Hoàng đem gia

quyến và quân binh vào Nam năm 1558. Thuở ban
đầu, Nguyễn Hoàng dựng dinh trại ở xã Ái Tử,
huyện Đăng Xương (Triệu Phong, Quảng Trị).
Nguyễn Hoàng biết khéo vỗ về quân dân, thu dùng
hào kiệt, sưu thuế nhẹ, nên được rất nhiều người
mến phục, gọi là “Chúa Tiên”. Nguyễn Hoàng một
mặt khai hoang lập ấp, phát triển kinh tế, nuôi lực
lượng, tính kế lâu dài, một mặt vẫn giữ quan hệ vua

153

tôi với nhà Lê ngoài Bắc. Công cuộc khẩn hoang và
chính sự rộng rãi của Nguyễn Hoàng đã đem lại hiệu
quả rõ rệt về mọi mặt... Quả nhiên, dòng dõi các chúa
Nguyễn kéo dài đến tận đầu thế kỷ XIX.

Nhà Lê, với sự phò tá của chúa Trịnh, trong già

nửa thế kỷ đó đã có 38 cuộc giao tranh lớn với nhà
Mạc, đẩy đất nước vào cảnh loạn lạc phân ly, người
dân khổ cực, đói khát. Cho đến năm 1592, nhà Mạc
bị thất thế, không thể trụ lại ở Thăng Long nữa mới
sai sứ giả đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông chỉ ra
cho nhà Mạc một con đường:

- “Cao Bằng tuy tiểu, khả dĩ sổ thế”.
Nghĩa là: Đất Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể ở

được mấy đời. Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba
đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt vong.

*

* *


Ở Nghệ An, từ lâu lưu truyền câu sấm, mà ai ai

cũng quả quyết đó là của Trạng Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm:

“Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh”.
Nghĩa là: Khi nào núi Đụn chia làm hai đỉnh, thì

khe Bò Đái mất tiếng.

Khe Bò Đái là một khe nước nhỏ, thuộc làng Chi

Cơ, tổng Võ Nguyên, huyện Thanh Chương (nay
thuộc Nam Đàn, Nghệ An). Do nước từ trên cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.