150
mới ra ứng thí, đậu Trạng nguyên, năm ấy ông vừa
tròn 45 tuổi (năm 1535).
Ông ra làm quan triều Mạc, vừa được 8 năm
(1535 - 1542), thấy gian thần hoành hành, trong triều
các đại thần chia bè, kéo cánh, Nguyễn Bỉnh Khiêm
dâng sớ xin chém lộng thần, không được chấp
thuận, ông bèn thác bệnh, cáo quan về vui thú điền
viên. Song, được một thời gian, vì muốn mang tài trí
của mình giúp đời, và cũng do sự ràng buộc của nhà
Mạc với những sĩ phu có uy vọng, ông quay trở lại
triều tham chính, giữ các chức quan: Tả thị lang Bộ
Lại, Thượng thư Bộ Lại, Trình tuyền hầu, Trình
Quốc công. Người đời yêu mến, kính trọng ông vẫn
gọi ông là Trạng Trình.
Mãi đến năm 70 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới
thực sự treo mũ từ quan. Ông về quê nhà, dựng am
Bạch Vân bên bờ sông Tuyết Hàn, lấy đạo hiệu là Bạch
Vân cư sĩ. Người đời cũng thường gọi ông là Tuyết
Giang phu tử. Ông mở trường dạy học, học trò theo
học rất đông. Học trò ông có nhiều người nổi tiếng
như: Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Nguyễn
Quyện, Lương Hữu Khánh...
Người đương thời tôn kính ông như bậc thầy.
Thường mỗi khi có việc gì hệ trọng, triều Mạc,
chúa Trịnh, chúa Nguyễn vẫn phái sứ giả đến hỏi
ý kiến ông.
Như đã nói ở trên, thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sống
là thời xã hội rối ren, đất nước bị chia cắt. Nhà Lê bấy
151
giờ suy yếu, Mạc Đăng Dung thừa cơ soán ngôi vua.
Lập tức, cựu thần nhà Lê nổi lên chống lại nhà Mạc.
Trong số đó có Nguyễn Kim chiếm cứ suốt một vùng
từ Thanh Hóa trở vào. Nguyễn Kim có người con rể
tên Trịnh Kiểm - người này văn võ toàn tài, lại có chí
lớn, là cánh tay phải đắc lực giúp Nguyễn Kim lập
nên nhà Lê Trung Hưng. Sau Nguyễn Kim bị một
tướng nhà Mạc trà trộn vào, đánh thuốc độc chết,
toàn bộ binh quyền vào tay Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm
thừa cơ hội vua Lê Trung Tông mất, không có người
nối ngôi, muốn tự mình lên ngôi vua, mới sai người
đi Vĩnh Lại hỏi Trạng Trình.
Trạng Trình nghe xong, không trả lời, chỉ ngoảnh
mặt lại, bảo người nhà rằng:
- Năm nay lúa không được mùa, vì thóc giống
lép, chúng bay đi tìm thóc cũ gieo mới tốt.
Nói xong, Trạng chống gậy đi chơi, khách cũng
đi theo. Thì ra Trạng đến chùa làng, gặp một nhà sư,
Trạng Trình bảo:
- Nhà sư giữ chùa, thờ Phật mà ăn oản nhé!
Sứ giả về, thuật lại những lời Trạng Trình nói,
Trịnh Kiểm hiểu Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên mình
cứ lấy đạo bề tôi mà phù vua Lê, thì quyền hành sẽ
giữ được.
Trịnh Kiểm bỏ ý định xưng vương, sai người đến
làng Bố Vệ rước Lê Duy Bang, là cháu sáu đời của
Lê Trừ (anh thứ hai của Lê Lợi) về làm vua (tức vua