170
năm 25 tuổi mới làm lẽ quan Tư Khanh, là người
phụ nữ nết na, hiền thục.
Tương truyền, một đêm bà Từ Huệ nằm mơ thấy
mình nhẹ nhàng bay lên trời, nuốt mặt trăng vào
bụng. Tỉnh dậy thấy người thanh thoát lạ thường.
Và từ hôm đó bà mang thai.
Mùa thu ngày 1-8-1588, bà Từ Huệ sinh hạ một
cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh, ông bà đặt tên cậu là
Đức Chính, sau đổi là Xuân Chính.
Càng lớn, Xuân Chính càng kháu khỉnh, phổng
phao, bụng đầy, mắt màu khói phủ, ngón tay trỏ có
vân màu huyền hình ấn tự, ngọc tảng có nốt ruồi
đen, tiếng nói đanh sắc, tai nghe được xa. Bà con
trong làng ngoài xóm đều trầm trồ khen ngợi:
- Đứa trẻ này vừa có tướng nhập khoa, lại vừa có
tướng xuất chinh, mai sau ắt hẳn văn võ toàn tài,
công danh rạng rỡ vẻ vang khó ai sánh được.
Năm Xuân Chính được ba tuổi, cha cậu chẳng
may qua đời. Mất đi trụ cột, gia đình cậu dần dần
lâm vào cảnh khốn khó. Mọi thứ đều thiếu hụt
trăm bề. Ăn cũng thường bữa đói bữa no, nhưng
mẹ của Xuân Chính là một người đàn bà hiểu biết,
và cũng theo lời trăng trối lại của chồng nên bà
quyết chí cho con đi học. Không có tiền đóng học
phí, bà bán ruộng, bán đất để con được đến
trường. Chọn ngày lành tháng tốt, bà sắm sửa lễ
vật, thắp hương khấn trời đất cho Xuân Chính đến
trường nhập học.
171
Đêm hôm ấy, Xuân Chính nằm ngủ trong nhà,
chợt mơ thấy một cụ già hiện lên, xưng là Đại
Vương thần từ - Thành Hoàng làng. Thần lấy tay,
viết hai chữ Trạng nguyên vào bụng Xuân Chính.
Lại cho một cái thước trên đề hai chữ Trạng
nguyên. Tỉnh dậy, cậu bé vui mừng lắm, cho đấy
là điềm lành đã được báo trước nên càng dốc sức
học hành.
Xuân Chính có trí nhớ rất tốt, học đâu nhớ đấy,
thông kinh thạo sử, học một biết mười, ứng đối rất
mau lẹ, thông minh. Ai biết cũng đều nể phục.
Một hôm, làng cậu bé đón một ông quan huyện
về thăm. Lý trưởng bắt dân làng phải quét dọn
đường sá thật sạch để đón quan huyện. Mọi người
đều nhất nhất nghe theo, riêng Xuân Chính nhất
định không nghe. Lý trưởng mang việc đó bẩm báo
lên quan trên. Quan huyện tức giận gọi Xuân Chính
đến hỏi:
- Anh kia làm gì mà không chịu quét đường?
Xuân Chính bình tĩnh thưa:
- Thưa! Tôi là học trò.
Quan huyện cười to lên rồi nói:
- Nếu quả thực là học trò thì ta ra cho vế đối này,
nếu đối được thì tha, nếu không thì phải chịu phạt.
Rồi quan đọc:
- Chàng màng, chàng màng, thấy dọn đàng thì lẩn
như cuốc.
Câu này thật hiểm hóc. Hai từ “Chàng màng”,