TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 179

176

Từ đó, thiên hạ đều gọi Xuân Chính là quan Tả

trạng (Tức là Trạng nguyên kiêm chức Binh bộ Tả
thị lang).

Do sống lâu ngày ở dưới thuyền bị lạnh, lại đi

thăm nhiều làng ở Lang Tài, nên khi quay về đến
nửa đường, Xuân Chính bị ốm nặng, bèn xin về quê
dưỡng bệnh.

Nghe tin Xuân Chính bị bệnh, vua sai người

đem một đĩnh bạc và thuốc về tận nhà ban cho
Xuân Chính.

Hai tháng trôi qua, dù đã thuốc thang và được

người nhà chăm sóc chu đáo, song bệnh tình của
ông vẫn không thuyên giảm. Một hôm, mồ hôi ông
bỗng toát ra như tắm, biết là đã đến lúc mình phải
ra đi, ông gọi vợ con vào dặn dò mọi lẽ, rồi hôm sau,
tự nhiên ông nói:

- Ta đến gặp Ngọc hoàng, không có việc gì ta

sẽ về.

Nghe thấy thế, cả nhà òa khóc. Ông gắng động

viên mọi người:

- Đạo trời có mở tất có đóng, có đóng tất có mở,

các ngươi chớ có lo buồn.

Nói rồi, Nguyễn Xuân Chính thanh thản ra đi.

Lúc ấy là giờ thìn, ngày mùng 9, tháng 5, năm Đinh
Hợi (1647).

Trạng Cháy mất rồi, người người thương tiếc.

Đến vua cũng phải khóc thương, vua nói: “Từ khi
khai quốc đến nay chưa dễ gặp ai được như quan

177

Trạng nguyên”. Đến cả chục năm sau khi Xuân
Chính qua đời, trước bá quan văn võ, vua Lê lại nói
rằng: “Trạng Cháy là người vô tư, có tài cao trong
thiên hạ. Thực sự mà nói, biết được ta chỉ có Trạng
Cháy”. Rồi vua Lê lệnh cho việc cúng tự ông phải
hết sức chu đáo.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.