180
- Thế nào, ý ông ra sao?
Nguyễn Quốc Trinh lắc đầu, thẳng thắn đáp:
- Khải chúa thượng, xây đắp thế nào cũng được
nhưng lòng thiên hạ không vui đâu.
Các quan đi theo hầu chúa thấy Quốc Trinh trả
lời như vậy thì tái mặt đi vì sợ hãi. Chúa Trịnh Tạc
có vẻ không hài lòng, hỏi vặn:
- Thiên hạ hàng trăm nghìn người, một mình ông
làm sao biết được trăm nghìn bụng?
Nguyễn Quốc Trinh bình thản đáp:
- Thiên hạ là tôi đây. Lòng tôi không vui thì biết
lòng thiên hạ.
Chúa nín lặng, lên kiệu trở về cung. Tối hôm ấy,
một cơn bão nổi lên, sét đánh làm mấy cái đài đổ
sụp. Vì thế, chúa Trịnh không dám tiếp tục công
việc nữa.
*
* *
Nguyễn Quốc Trinh bản tính khẳng khái, dám
luận bàn điều phải trái với chúa Trịnh, một phần vì
lòng trung nghĩa, một phần cũng vì tấm lòng yêu
nước, thương dân, nên khi ông mất, dân chúng thành
Thăng Long đều thương tiếc. Triều đình truy phong
ông chức Thượng thư Bộ Binh, tước Trì Quận công,
tên thụy là Cương Trung, phong làm Phúc thần.
181
TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHẤT
1
(1622 - 1683)
Trạng nguyên Đặng Công Chất sinh ra tại xã Phù
Đổng, huyện Tiên Sơn (nay là thôn Phù Đổng, xã Phủ
Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), nên còn được gọi là
Trạng Gióng.
Ông đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh
Thọ thứ 4 (1661), đời vua Lê Thần Tông và từng được cử
đi sứ nhà Thanh. Làm quan tới chức Tham tụng, Hình bộ
Thượng thư, tước Tử. Khi mất được truy tặng chức
Thiếu bảo, Thượng thư Bộ Lại, tước bá.
GIAI THOẠI
VỀ TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHẤT
1. Phúc đức tại mẫu
Tương truyền, dòng họ Đặng ở Việt Nam là con
cháu của Trần Quốc Tuấn, có thể vì lý do nào đó mà
_______________
1. Đặng Yên Hòa: Gia phả Đặng - Trần, Báo An ninh thế
giới, số 66, tháng 1-2007.