182
đổi thành họ Đặng và chia nhau sinh sống ở nhiều
địa phương khác nhau trong cả nước. Chi họ Đặng
của Trạng Gióng về ở tại làng Phù Đổng (huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) từ thế kỷ XVI vì thấy phong
cảnh nơi đây núi sông hữu tình. Ông nội của Trạng
Gióng tên là Đặng Minh Phu, từng làm quan tới
chức Lại bộ Thị lang, khi về già thích “sống cảnh
nhàn rỗi, dạy học”
1
. Chính cụ Đặng Minh Phu là
người đã góp phần sửa đặt lễ nghi ở địa phương,
bồi đắp thuần phong mỹ tục cho làng Phù Đổng.
Thân phụ của Trạng Gióng là trưởng nam của
cụ Đặng Minh Phu, tên là Đặng Hòa Sắt, cũng là
người có tiếng văn hay, mấy lần dự thi Hội đỗ Tam
trường nên được các quan rất quý. Cụ Đặng Hòa
Sắt từng được bổ làm Tri huyện Gia Định nhưng
sau 11 năm lăn lộn quan trường, mà không thăng
quan tiến chức nên cởi ấn về nhà theo đuổi thú vui
xem phong thủy...
Trạng Gióng là con trai thứ ba, do bà chánh thất
họ Nguyễn sinh ra. Thân mẫu của Trạng Gióng
cũng là người hiếu học, thuộc nhiều điển tích, ca
dao. Tính bà nhân hậu, thường hay làm phúc giúp
người. Khi mất, bà được đặt hiệu là Từ Huệ bà.
Với con cái, Từ Huệ bà răn dạy rất nghiêm, theo
_______________
1. Theo Đặng Gia phả hệ toàn chính thực lục và Đặng gia
phả ký tục biên, Lương Xá, Hà Tây, Ngô Thế Long dịch và
chú thích, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006.
183
đúng lễ giáo. Không phải ngẫu nhiên mà cả 4
người con trai của Từ Huệ bà về sau đều công
thành danh toại. Người con cả từng làm đến chức
Tham nghị. Người con thứ hai và người con thứ
ba cũng đều hiển đạt. Người con út, đỗ khoa Sĩ
vọng và sau này làm đến chức Đô Tổng binh
Thiêm sự Cao Bằng. Sách ghi, khi các con đã trưởng
thành, làm mệnh quan triều đình rồi, Từ Huệ bà vẫn
nhắc nhở các con về ba nguyên tắc khi làm quan...
2. Có công mài sắt
Trạng Gióng sinh vào ngày Tân Mão, giờ Dần,
năm Nhâm Tuất (1622). Tương truyền, thân mẫu
của Trạng Gióng đến kỳ sinh nở đã nằm mơ thấy
một con hổ đen gầm lên một tiếng kinh thiên động
địa, giật mình tỉnh giấc và trở dạ sinh con.
Ngay từ nhỏ, Đặng Công Chất đã tỏ ra rất hiếu
học, quanh năm gần như không lúc nào rời sách
thánh hiền. Mùa đông, trời lạnh, cậu bé Chất ra sân
nằm phơi nắng cho ấm để đọc sách. Có lần, người
cha trông thấy con nằm co ro ngoài nắng đọc sách,
đã buột miệng nói đùa, đại ý, nếu con sợ lạnh đến
thế thì ta sẽ cho con kiểu đất “cấn bút, song quản
sâm vân”, tức là thế đất hình hai quản bút chỉ thẳng
lên mây trời ở phía Đông. Câu này còn có nghĩa là ta
sẽ cho con thế đất phát về văn chương, 5 đời mặc áo
gấm không thôi...
Lớn lên, theo nghiệp lều chõng, Đặng Công Chất