TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 187

184

không phải lúc nào cũng được suôn sẻ mặc dù thi
khoa Sĩ vọng đầu tiên đã được xếp loại ưu ngay.
Văn của ông hay nhưng viết chữ cũng có lúc bị
nhầm nên đã bị đánh hỏng ở kỳ thi tiếp đó. Quan
triều lúc đó là người trọng tài, tiếc hơi văn hiếm có
của Đặng Công Chất nên đã tâu lên với vua để vua
triệu vào trong cung, ban cho chức dạy học. Theo
sách Đại Việt sử ký toàn thư phải tới năm 1661, Đặng
Công Chất lúc đó đã gần 40 tuổi, mới đỗ Trạng
nguyên (Tiến sĩ cập đệ), cùng với Đào Công Chính
(Bảng nhãn) và Ngô Khuê (Thám hoa), vua ban cho
Trạng nguyên áo bào đoạn màu đỏ, đai lưng giát
bạc, vinh quy bái tổ về làng... Tiếp đó Đặng Công
Chất thi ứng chế, đỗ thứ nhất nên được phong chức
Hiển cung Đại phu, Lâm hàn thị giảng... Hoạn lộ
sau này của Đặng Công Chất nhìn chung thuận
buồm xuôi gió. Phương châm hành xử của ông có
thể diễn giải bằng câu “Kẻ sĩ rất quý ở cương
trường”. Đặng Công Chất làm quan lúc nào cũng rất
mực thanh cần. Nhà vua rất hay vời ông vào cung
để giảng sách... Năm 1676, Trạng nguyên Đặng
Công Chất từng được vua cử cùng Hồ Sĩ Dương đề
tựa bộ sách Lam Sơn thực lục, “tham khảo bản cũ
cùng các sách gia đình để sửa lại, chỗ nào sai thì
chép lại cho đúng, chỗ nào sót thì bổ sung vào, cốt
tiện đọc và truyền bá rộng rãi...”. Công việc của các
ông đã được đời sau đánh giá xứng đáng... Những
chức vụ cao nhất của Đặng Công Chất ở trong triều

185

là Hình bộ Thượng thư và Binh bộ Thượng thư. Khi
Trạng Gióng từ trần, ông được truy phong Lại bộ
Thượng thư, Thiếu bảo, tước Bá...

3. Lấy nhân làm gốc

Tại thư phòng của mình, Đặng Công Chất cho dán

câu đối: “Lượng năng do kỷ hữu. Chí nghiệp tự
thiên thành” (Tài năng dù tự mình sẵn có. Sự nghiệp
lớn phải nhờ trời mới nên). Trong phép hành xử ở
đời, Đặng Công Chất luôn lấy chữ tình và chữ nghĩa
làm trọng. Cuốn Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục
và Đặng gia phả ký tục biên Lương Xá, Hà Tây
, có
viết: khi Đặng Công Chất thi ứng chế, các quan triều
bình văn cho rằng văn của Đặng Công Chất hay hơn
của người từng được cử vào chức Thị thư khoa
trước là Nguyễn Quốc Khôi. Nghe vậy, Nguyễn
Quốc Khôi không phục và có ý gây khó dễ cho Đặng
Công Chất khi ông được cử làm Thị thư mới. Thế
nhưng, Trạng Gióng vẫn tươi cười như không và
nhất mực đối đãi tử tế với người tiền nhiệm. Ngày
Nguyễn Quốc Khôi mất, Đặng Công Chất để tang
thân mẫu. Lệ thường, như Sách Lễ dạy, “khi đang
để tang cha mẹ, không nên viếng điếu ai”. Thế
nhưng, Đặng Công Chất khi nghe lời ngăn cản đã
thốt lên: “Tăng Tử trong lúc có trọng tang, vẫn đến
viếng thăm Tử Hạ” (Tăng Tử và Tử Hạ là các đệ tử
giỏi của Khổng Tử, hai trong số 72 người hiền). Tức
là ông muốn nói, người quân tử đôi khi phải biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.