TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 189

186

vượt qua những phép tắc thông thường mà ứng xử
bất thường cho phải đạo nhân nghĩa. Không những
thế, Đặng Công Chất còn viết văn tế Nguyễn Quốc
Khôi với những lời thấm thía: “Ông bạn quý của tôi
là bậc hiếu trung. Người quân tử chính trực. Nước
không mất vì cái vẫn còn là đạo...”.

Năm 1663, ông được phái đi làm Đốc thị xứ Nghệ

An. Khi ấy, ở vùng Thiết Lâm, có khoảng vài ba trăm
người dân cư trú ở khu vực biên giới, đóng nhà bè
ngay ở cửa khe suối, náu mình làm nghề đạo tặc.
Triều đình sai Đặng Công Chất một mình dẹp cướp.
Đặng Công Chất đã tìm hiểu rõ những nguyên nhân
tìm cách phủ dụ, hợp pháp hóa đời sống của những
người dân sở tại, lập làng xã, mở mang kinh tế và
giáo huấn. Dần dà, vùng đó trở thành một nơi ăn nên
làm ra. Dân Thiết Lâm biết ơn Trạng Gióng nên đã
lập sinh từ (đền thờ sống) Đặng Công Chất. Và một
phần cũng nhờ thành tích giúp dân an cư lạc nghiệp
ở Nghệ An năm 1665, Đặng Công Chất đã được
triều đình thăng chức Gia hành Đại phu, Công bộ
Hữu Thị lang...

Trạng Gióng từng không chỉ một lần được vua

cử đi sứ Trung Hoa. Theo Đặng gia phả hệ toàn chính
thực lục và Đặng gia phả ký tục biên Lương Xá, Hà Tây
,
năm 1683, Đặng Công Chất đi sứ, trên đường trở về
nước, ngồi bên bờ sông Hoàng Hà, quan hộ tống
triều Thanh nhìn thấy con nước cuộn chảy, đã yêu
cầu Đặng Công Chất ngẫu hứng làm một bài

187

thơ. Trạng Gióng rót trà mời khách rồi chậm rãi viết
lên trên lụa:

“Xuất tự Côn Lôn, khảm vị doanh
Hoàng Hà đáo để chi kỳ bình.
Thiêm tầm bất đãi Đường Ngu tuấn,
Nhất thực hề khuy Ngô Sở tranh.
Đạm nhước hữu thời Bao Lão tiếu,
Đới như hà nhật Hán Hoàng Minh.
Trường trưng long mã sơ phi ngẫu,
Để đức nguyên đồng nhật nguyệt minh”.

(Tạm dịch: Nước bắt đầu chảy, từ núi Côn

Lôn, một vũng không đầy, Thế mà ngày nay
thành sông Hoàng Hà. Sông dài nghìn tầm, không
đợi đời Đường - Ngu đào vét. Một giọt không cạn,
khi Ngô - Sở tranh nhau. Có khi nước trong như
Bao Chửng cất tiếng cười, Rồi có khi như dải áo,
như lời thề vua Hán. Khi có Long Mã nổi lên,
điềm hay không ngẫu nhiên. Vì đức vua sáng như
mặt trời, mặt trăng).

Ông quan Trung Quốc “xem bài thơ, đọc rõ từng

câu, miệng tủm tỉm cười, ngẫm nghĩ hồi lâu, uống
xong trà” rồi nói: “Bụng dạ nhà thơ, như nước sông
muôn khoảnh mông mênh. Những dòng nước nhỏ
nhuần tưới trong khoảnh trăm dặm hay nghìn dặm,
một giọt nước thêm vào cũng chẳng thấm gì. Nước
Nam là nơi mặt trời đỏ rực, vùng đất oi nóng, không
ngờ lại là nơi “Lục nhất” sinh thành! Như vậy thì
đạo của người quân tử ở đâu cũng là đạo “Nhân”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.