TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 19

16

- Thưa thầy! Chúng con sẽ xin cha mẹ. Mẹ con

cũng hay thương người nghèo lắm.

- Dạ thưa thầy! Nếu nhà Quang không có dầu để

học thì tối tối Quang sang nhà con cùng học - Cậu
bé Ngô Văn Đô ở gần nhà Quang nói xen vào.

Rồi từ đó, Nguyễn Quan Quang được cắp sách

tới trường như bao bạn khác. Giấy, bút, mực đã có
thầy, có bạn cho. Còn dầu đèn thì khỏi lo, Quang cứ
sang nhà Đô mà học.

Mới đi học ít lâu, Quan Quang đã nổi tiếng

thông minh, làng trên xóm dưới đều nức tiếng cậu
bé thần đồng học một biết mười. Chẳng bao lâu,
Quang đã thuộc làu Kinh truyện, Quang còn giúp
cho bạn Đô từ học bình thường trở nên học giỏi.

Khoa thi năm Bính Ngọ (1246), đời vua Trần

Thái Tông, Quan Quang dự thi, đỗ Trạng nguyên.
Bạn học Ngô Văn Đô cũng thi và đỗ Cử nhân.

Sau khi vinh quy bái tổ, ông được vua Trần ban

cho Quốc tính, lấy họ Trần là họ của mình. Vì vậy
lúc bấy giờ ở trong triều gọi ông là Trần Quan Quang.

Trần Quan Quang làm quan đến chức Thượng

thư. Khi làm quan, ông hết lòng vì dân, vì nước,
thanh liêm, chính trực, được trong triều ngoài nội
mến phục cả về tài lẫn đức.

Sống ở Kinh kỳ một thời gian, ông cáo quan từ

chức, trở về quê nhà mở lớp dạy học, sống thanh
đạm, lấy dạy học làm vui. Người quê ông cho rằng,
Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang là người khai

17

sáng cho nền học ở quê hương, mở đường cho thế
hệ con em quê nhà theo nếp hiếu học.

Sau khi Nguyễn Quan Quang qua đời, để tưởng

nhớ tới ông, dân làng dựng lên ngay ở chỗ ông ngồi
dạy học một ngôi chùa, gọi là chùa Linh Khánh. Lại
lập trên núi Viềng một ngôi đền, được gọi là đền
Viềng để thờ ông và tôn ông là Thành hoàng của
làng Tam Sơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.