TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 195

192

thấy Đăng Đạo còn nhỏ tuổi rất lấy làm kinh ngạc,
liền nói rằng:

- Bé như vậy mà đã vượt qua trăm núi nghìn

sông lam chướng hiểm trở, vẫn nhanh nhẹn tháo
vát, thật là kỳ đồng.

Đôi câu đối còn lưu được tại nhà thờ Nguyễn

Đăng Đạo ngày nay:

Tam tuế kỳ đồng kinh sứ Bắc
Thập niên tể tướng trọng triều Nam.

Trong đó có vế đối “Tam tuế kỳ đồng kinh sứ

Bắc” (Ba tuổi kỳ đồng làm kinh ngạc sứ giả Bắc
triều) chính là nói sự kiện này trong cuộc đời
Nguyễn Đăng Đạo.

Lên 6 tuổi, Đăng Đạo được gia đình cho đi học.

Cậu bé nổi tiếng thông minh, nghịch ngợm và học
giỏi. Đường đi học phải qua cầu Chợ, tục gọi là cầu
Giếng. Gặp những hôm trời rét buốt, cậu bé Đăng
Đạo thường phải vào cầu trú chân cho đỡ rét.

Dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện về cuộc

đối đáp giữa ông và viên quan huyện Tiên Du. Một
hôm, quan huyện đi qua thấy ông đang nằm trong
cầu trú rét mà không dậy chào, cho là vô lễ, quan
bèn tức giận hỏi:

- Mày là đứa nào mà thấy quan không dậy

chào hỏi?

Cậu ngẩng đầu lên đáp:
- Bẩm quan, tôi là học trò.
Quan huyện hỏi:

193

- Nếu có phải là học trò dòng dõi nhà Nho trong

huyện này thì hãy ngồi dậy làm thử một bài thơ
Nôm tả cảnh trời rét xem có được không?

Nguyễn Đăng Đạo trả lời:
- Tôi làm được.
Nói rồi, Nguyễn Đăng Đạo suy nghĩ chỉ trong

một lúc và ngồi dậy đọc một bài thơ như sau:

Phù phù gió thổi bụi đường quan
Rét phải nằm co há có cuồng
Cá chửa giương vây miền Bắc Hải
Rồng còn uốn khúc bãi Nam Dương
Cất đầu ngoảnh lại càn khôn đế
Cuốn gió mang chào cảnh thổ vương
Bĩ cực đã rồi thì đến thái
Sang xuân đầm ấm sẽ thung dung.

Quan huyện nghe xong hết lời khen ngợi, nói

ông đến kỳ thi tới thế nào cũng chiếm bảng vàng.

Năm 16 tuổi, Nguyễn Đăng Đạo đi thi đỗ Tam

trường. Đến năm 19 tuổi thi Hương đỗ đầu Hương
Cống, được theo giới đường quan vào học ở Quốc Tử
Giám. Nhà Nguyễn Đăng Đạo ở làng Hoài Bão, cách
xa kinh thành Thăng Long, sáng nào Đăng Đạo cũng
dậy sớm nấu ăn để ra kinh đô kịp nghe giảng sách
buổi sáng. Cậu bé tiếp thu kiến thức rất giỏi, tỏ ra có
sức học phi thường, được bạn bè đồng học mến phục.

2. Mối duyên tình của Nguyễn Đăng Đạo

Một lần vào tiết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.