TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 196

194

chùa Báo Thiên mở rộng cửa đón khách thập phương
vào lễ Phật và xem hoa nở. Đăng Đạo cũng vừa đi
nghe giảng sách về, thấy ngoài cổng chùa dừng lại
một chiếc xe loan, có một tiểu thư xinh đẹp cùng đám
thị nữ vào Tam bảo lễ Phật. Đăng Đạo bèn đi theo,
khi tiểu thư xinh đẹp bước vào dâng lễ, Đăng Đạo
cũng tiến lên đứng cạnh nàng và khấn to lên rằng:

- Nam mô a di đà Phật! Cầu Phật tổ phù hộ cho

vợ chồng con bách niên giai lão.

Chuyện xảy ra bất ngờ, mấy thị nữ hoảng sợ, vội

vàng lên tiếng mắng Đăng Đạo vô lễ. Cô tiểu thư
biết đấy là trò nghịch của đám học trò, nên không
giận, lại sẽ sàng nói với đám con hầu:

- Ngày xuân lễ Phật, người ta đùa, các em đừng

nặng lời như thế.

Nói rồi cô lên xe về phủ.
Đăng Đạo thấy cô gái đã đẹp, lại ăn nói đoan

trang nên mê mẩn tâm thần, lẽo đẽo theo sau xe,
quyết định tìm cho rõ ràng nhà nàng ở đâu để tìm
cách gặp lại.

Khi biết nhà và biết tiểu thư ấy là con một viên

quan lớn trong triều, đêm ấy Đăng Đạo khăn áo
chỉnh tề đi vòng ra ngõ sau dinh tìm cách vượt
tường vào phủ, ngồi ở một chỗ khuất gần phòng
tiểu thư.

Một người thị nữ thoáng thấy bóng người vội

báo cho tiểu thư biết. Tiểu thư ra, Đăng Đạo đứng
lên chắp tay nói luôn:

195

- Tôi là danh sĩ Kinh Bắc đến xin quan lớn cho

vào làm rể!

Tiểu thư hoảng sợ vô cùng, bảo thị nữ lấy vàng

bạc, lụa là ra tặng Đăng Đạo và nói rằng:

- Thôi đây có chút quà giúp thầy ăn học, thầy

nên ra ngay kẻo cha tôi biết được thì nguy đến tính
mạng của thầy.

Nhưng Đăng Đạo vẫn không chịu trở chân, ung

dung nói:

- Thưa tiểu thư, tôi đến đây để cầu hôn chứ

không xin vàng lụa.

Tiếng của Đăng Đạo vang vang làm cho cả phủ

đều giật mình. Thân phụ tiểu thư vốn là quan Đề

lĩnh (quan chỉ huy quân nội thành) nghe chuyện,

hầm hầm tức giận thét lính trói Đăng Đạo lại chờ

đến sáng sớm mai sẽ hỏi tội. Đám lính thét mắng ầm

ầm nên kinh động cả quan Tham tụng Phạm Công

Trứ ở kề đó. Phạm Công Trứ bèn cùng lính xách đèn

sang thì được Đề lĩnh kể lại sự việc trên.

Phạm Công Trứ nghe chuyện cả cười nói với

Đề lĩnh:

- “Hữu phi thường nhân, tất hữu phi thường sự”.

Việc khác thường, chắc người cũng khác thường.

Xin ngài hãy cho tôi hỏi vài câu cho rõ đã.

Đề lĩnh chấp thuận, cho giải Đăng Đạo vào.

Phạm Công Trứ hỏi:

- Anh xưng là danh sĩ Kinh Bắc, vậy thử làm bài

phú mới ra ở trường Giám hôm nay xem thế nào?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.