TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 198

196

Ông sai cởi trói và đưa đầu bài, giấy bút cho

Đăng Đạo. Đăng Đạo đọc đề dưới trăng, lập tức mài
mực cầm bút viết một lèo. Viết xong trao cho lính
cầm vào, đoạn quẳng bút bảo đám lính:

- Các anh vào mời tiểu thư ra đón tân lang đi chứ!
Cả bọn lính cười ồ, cho Đăng Đạo là điên. Trong

khi ấy Phạm Công Trứ mở bài soi đọc thì thấy quả
là văn tài, bèn nói chuyện với quan Đề lĩnh rằng:

- Nếu ngài có ý kén rể hiền thì có lẽ khó ai hơn

chàng trai này được. Văn này nếu không đỗ Trạng
nguyên thì cũng đỗ Bảng nhãn chẳng thường.

Đề lĩnh nghe lời, đổi giận làm mừng, gọi Đăng

Đạo tới bảo:

- Ta bằng lòng nhận anh làm rể, nhưng nhà ta

hiếm hoi chỉ có đứa con gái ấy thôi. Anh bây giờ
đang chân trắng mà con ta đang chịu tang, ta cho anh
vào ở trong dinh học hành nhưng phải đại đăng khoa
(thi đỗ) thì mới có thể tiểu đăng khoa (lấy vợ) được.

Đăng Đạo hớn hở vui mừng về chùa Báo Thiên

đem hành lý sách vở vào trong dinh Đề lĩnh ăn học.

Một năm sau, Đăng Đạo thi Hương đỗ đầu. Đến

năm Chính Hòa thứ tư (1683) thi Đình ông đỗ Trạng
nguyên, viên quan Đề lĩnh đúng như lời hứa, cho
phép ông sánh duyên cùng tiểu thư. Đăng Đạo cùng
một lúc được thỏa cả hai điều mong ước lớn, thật là
bõ công đèn sách bấy lâu.

3. Lưỡng quốc Trạng nguyên

Năm Đinh Sửu (1697), ông được cử đi sứ nhà

197

Thanh, thương lượng về việc đòi lại ba động Ngưu
Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc huyện Vị Xuyên,
xứ Tuyên Quang.

Đoàn sứ bộ do chánh sứ Nguyễn Đăng Đạo dẫn

đầu suốt mấy ngày ròng phải chờ đợi ở công quán
(nhà khách) vì nhà Thanh cố tình gây khó dễ không
cho vào triều yết kiến vua. Đêm hôm đó có trăng
sáng, Đăng Đạo đi lại nơi tiền sảnh bỗng thấy một
thiếu nữ xinh đẹp đến trước sảnh, cắm một cái biển
có đề chữ Nguyệt (trăng), vái ba vái rồi bỏ đi. Đăng
Đạo nghi hoặc chưa hiểu ý tứ gì nhưng thấy cử chỉ
của thiếu nữ dưới trăng có vẻ lạ nên tức cảnh sinh
tình nghĩ luôn ra một bài thơ, rồi một bài phú với
đầu đề Vịnh trăng sángBái nguyệt đình phú.

Sáng hôm sau, sứ bộ ta được yết kiến vua Thanh,

buổi tiếp sứ này còn có cả sứ thần của các nước
khác. Vua Thanh ra cho các sứ thần một bài phú để
thử tài, đề là Bái nguyệt đình phú, đúng với đề mà
Đăng Đạo đã nghĩ đêm qua. Trong khi các sứ còn
đang ngẫm nghĩ cân nhắc từng câu thì Đăng Đạo
ung dung múa bút viết những nét rồng bay phượng
múa. Vua quan triều Thanh đều hết sức kinh ngạc.

Sau đó, viên Hàn lâm nhà Thanh thân đến mời

sứ thần Đại Việt đi vãn cảnh trong vườn Thượng
uyển thưởng trăng ngắm hoa cùng sứ thần các
nước. Đăng Đạo đang cùng các sứ thần say sưa
ngắm cảnh thì bỗng viên quan Hàn lâm viện nhà
Thanh tức cảnh ra ngay một vế đối:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.