TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 201

198

- Xuân tiêu phong nguyệt, nguyệt thiêm hoa sắc,

phong tống hoa hương, hương sinh sắc, sắc sinh hương,
hương hương, sắc sắc mãn xuân tiêu, tương tư khách
hứng khách tư khách.

Dịch nghĩa:
- Đêm xuân, trăng gió, trăng nhuốm sắc cho hoa, gió

đưa hương hoa, hương theo sắc, sắc theo hương, hương
hương, sắc sắc tràn ngập đêm xuân, khách tương tư nhớ
khách tương tư
.

Mọi người đều trầm trồ khen vế đối của viên

quan nhà Thanh là âm điệu luyến láy đầy chất thơ,
trầm bổng đầy chất nhạc, khiến các sứ thần bối rối
không biết đối ra sao.

Sứ thần Cao Ly (Triều Tiên) lên tiếng trước:
- Tùng viện trúc mai, mai sinh ngọc diệp, trúc hóa ngọc

chi, chi tỷ diệp, diệp tỷ chi, chi chi diệp diệp liên tùng viên,
hữu tình nhân thức hữu tình nhân.

Dịch nghĩa:
- Mai trúc lầu tùng, mai nở lá đẹp, trúc hóa cành đẹp,

cành liền lá, lá liền cành, cành cành, lá lá sát lầu tùng,
người hữu tình biết kẻ hữu tình.

Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo đối tiếp rằng:
- Hạ nhật cầm thi, thi ngụ ngã tình, cầm ngụ ngã tính,

tính viện tình, tình viện tính, tính tính tình tình thư hạ
nhật, tri âm nhân thức tri âm nhân.

Dịch nghĩa:
- Ngày hạ đàn thơ, thơ ngụ tình ta, đàn hòa tâm tính,

tính nương tình, tình nhờ tính, tính tính tình tình ngày
hè nhàn rỗi, người tri âm hiểu người tri âm.

199

Nghe xong, viên Hàn lâm nhà Thanh nhận xét:
- Sứ Cao Ly nói đến trúc mai cùng cành lá tươi

tốt, sực nức một nhà chắc đời sau cũng có công
nghiệp lớn. Còn sứ thần nước Nam lấy đàn thơ nói
đến chuyện đàn thơ, cùng hòa nhã chung đúc tạo
hóa vào cả ở thân mình, từng câu từng chữ chọi
nhau chan chát, tất đời sau sự nghiệp sẽ hiển vinh
rực rỡ ngang trời. So với câu của sứ Cao Ly thì câu
của sứ thần nước Nam mang sắc riêng biệt. Ôi! Quả
là lời đẹp ý hay.

Văn tài của Đăng Đạo đã làm cho vua Thanh

cùng triều đình và sứ thần các nước thán phục.
Chính nhờ vậy mà triều đình nhà Thanh đã thay đổi
thái độ kẻ cả, trịch thượng, việc luận bàn về biên
giới được tra xét rõ ràng.

Nguyễn Đăng Đạo được nể trọng, vua Thanh

quyết định phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc
Triều
, ban mũ áo võng lọng và cho ông vinh quy về
nước. Đăng Đạo cùng đoàn sứ bộ hoàn thành nhiệm
vụ trở về, xứng đáng với sứ mệnh vua giao. Đoàn
sứ bộ nước ta khi đi qua các tỉnh của Trung Quốc, đi
đến tỉnh nào tỉnh ấy cũng phải đón rước long trọng.

4. Một lòng thương yêu dân

Làm đến chức Tể tướng Thượng thư nhưng

Nguyễn Đăng Đạo không bao giờ quên rằng dân ta
còn rất đói khổ lam lũ. Nguyễn Đăng Đạo thường
xuyên quan tâm đến đời sống dân chúng. Những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.