TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 203

200

dịp từ triều đình về quê, ông thăm hỏi khuyến khích
việc cần lao, việc học hành của dân quanh vùng.
Tôn trọng truyền thống tín ngưỡng của một vùng
quê nhiều chùa chiền thờ thần, ông còn góp tiền cho
xây dựng tu bổ đình đền miếu mạo ở quê hương,
chùa Bách Môn tương truyền là do ông cho tu bổ
xây dựng lại trong thời kỳ này.

Nhân dân làng Hoài Bão vẫn còn nhớ câu

chuyện quan Trạng chia ruộng vua ban cho dân xưa
kia. Đấy là do việc Nguyễn Đăng Đạo được triều
đình ban cho ruộng lộc, vốn tính liêm khiết, ông
nhất mực từ chối không nhận. Vua và các triều thần
nói mãi, Đăng Đạo bèn xin lĩnh khu ruộng bỏ hoang
đầy lau lách và cỏ dại, gọi là cánh đồng Cầu Vực.
Sau đó ông cho các gia đình nghèo khó ra đó phát
cỏ, cải tạo để làm thành ruộng cày cấy được. Khi đã
trở thành khoảnh ruộng tốt, ông chia hẳn cho các gia
đình ấy...

Nhân dân quanh vùng còn nhớ ơn ông Nguyễn

Đăng Đạo cứu đói cho dân. Một năm kia, trời làm
mất mùa, dân chúng quê ông đói khổ, làng xóm tiêu
điều. Thấy vậy, ông liền viết thư về khuyên phu
nhân phát tiền gạo cứu giúp người nghèo đói, với
lời lẽ cảm động và tình thương dân sâu nặng của vị
quan đại thần:

“Ta nhân danh làm quan đại thần coi việc triều

đình, không nỡ ngồi mà nhìn nhân dân ta đói mà
không xót thương, phu nhân hãy đem tiền thóc của

201

nhà ra mà cứu đói, cấp thóc cho dân gieo mạ cấy
tái giá”.

Nhờ đó mà dân địa phương qua được bước khó

khăn, làm vụ sau bội thu. Dân chúng được no ấm,

cảm ơn ân nghĩa và công đức của quan Trạng

Nguyễn Đăng Đạo đã làm lời ca truyền tụng:

Bất hữu Trạng nguyên tiền

Ngô dân hà dĩ an.

Bất hữu Trạng nguyên túc

Ngô dân hà dĩ dục

Tướng công chi đức

Lịch vạn thế nhi bất vong.

Nghĩa là:

Không có tiền quan Trạng

Dân ta làm sao sống yên lành

Không có lúa của quan Trạng

Dân ta làm sao nuôi được nhau

Đức của Tướng công

Trải muôn đời nhắc nhở không quên.

Thấy dân đi từ làng Khắc Niệm ra chợ Bịu phải

lội qua một ngòi nước giữa đồng, đi lại rất khó

khăn, Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo lấy tiền

riêng của gia đình cho dân làm một chiếc cầu, có

mái lợp để mọi người qua lại được thuận tiện và

làm chỗ tránh mưa nắng. Tục gọi đó là “Cầu Còng”,

còn nhân dân địa phương thì yêu mến gọi đó là

“Cầu vồng quan Trạng”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.