TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 25

22

(Ta vốn là chức quan vào hàng tể tướng, nhưng

hãy tạm nêm canh!)

1

.

Sứ triều đình khâm phục vô cùng, liền mời ngay

Trạng về kinh để hỏi bài thơ kia.

Song mời mãi mà Trạng không chịu đi, chỉ lắc

đầu nói rằng: “Trước vua bảo ta không biết phép
tắc, nay chính nhà vua cũng không biết phép tắc!”.
Thì ra trong lúc vội vàng, sứ đã quên cả nghi thức.
Sau phải mang xe ngựa, nghi trượng đến đón thật
long trọng, Trạng mới chịu đi cho.

Tới triều, vua đem bài thơ ngũ ngôn của sứ nhà

Nguyên ra hỏi, Trạng Hiền liếc mắt qua rồi giảng
rằng đó là chữ điền. Thì ra bài thơ ấy phải hiểu là:

Hai nhật bằng đầu để sóng hàng,
Bốn sơn xáo lộn dọc cùng ngang.
Hai vương nghiêng ngửa lo tranh nước,
Bốn khẩu liền nhau ghép vững vàng.

Lúc bấy giờ vua quan mới vỡ nhẽ, cả triều đình

ai cũng phục trạng và khi đưa câu trả lời lại cho sứ
nhà Nguyên, sứ cũng hoảng hồn không còn dám lên
mặt nữa.

Nguyễn Hiền vào triều. Vua tuyển ông vào học

tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo
Khổng và bổ nhiệm làm quan đến chức “Thượng thư

_______________

1. Điều canh: Nêm canh, có nghĩa bóng là làm tể tướng,

do câu của vua Cao Tôn nhà Thương nói với Phó Duyệt,
lúc phong Phó Duyệt làm tể tướng.

23

Bộ Công” (Theo sách Đại Nam nhất thống chí). Cuốn
Nguyễn tộc phả chí
cũng ghi, ông còn giữ chức Trần
triều Ngự sử đài, Đô ngự sử.

Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền

có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm
Tân Hợi (1251), nước ta lại bị giặc Chiêm Thành xâm
lược, nhà vua rất lo bèn giao cho Trạng nguyên
Nguyễn Hiền đánh giặc giữ nước. Chỉ ít lâu sau,
quân giặc thất bại, Trạng Hiền thu quân về Vũ Minh
Sơn mở tiệc khao quân và tâu lên vua. Nhà vua vô
cùng vui mừng và phong cho ông Trạng chức “Đệ
nhất hiển quý quan”.

Về nông nghiệp, ông cho đắp đê quai vạc sông

Hồng, phát triển sản xuất mùa màng thắng lợi. Về
quân sự, ông cho mở mang võ đường để rèn quân
luyện sĩ.

Ngày 14 tháng 8 năm 1255, Trạng nguyên

Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà vua
thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành
hoàng” và tôn làm thần ở 32 địa phương, trong đó
có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh,
Hà Nội. Đồng thời cho xây đền thờ trên nền nhà cũ
của ông.

Hiện nay, tại đền thờ Trạng nguyên Nguyễn

Hiền ở quê hương ông còn giữ được nhiều bài vị, sắc
phong, câu đối, đại tự, đặc biệt bảo tồn được cuốn
Ngọc phả nói về sự nghiệp của ông, trong đó có câu
ca ngợi tài năng của Nguyễn Hiền như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.