TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 23

20

Quan chịu là giỏi, nhưng vui miệng hỏi thêm:
- Thế nếu ta không cho tiền, thì chú đối chữ gì?
Hiền trả lời:
- Khó gì! Nếu ông không cho tiền thì tôi chỉ việc

điền chữ “tham” vào thôi.

Quan biết rằng chú bé láu cá, đành phải bỏ đi

không dám trêu chọc gì nữa, kẻo lại mang tiếng “to

đầu mà dại”!

Khoa thi Đình, năm Đinh Mùi (1247), Nguyễn

Hiền chiếm bảng vàng, trở thành Trạng nguyên trẻ

nhất từ trước tới nay. Khi vào yết kiến vua, vua thấy

Trạng Hiền nhỏ tuổi mà hiểu biết sâu rộng, mới hỏi:

- Trạng nguyên theo học thầy nào?

Trạng Hiền thực thà đáp:

- Thần tự học lấy, có chữ nào không hiểu thì hỏi

sư ông ở chùa làng.

Vua thấy Trạng bé loắt choắt mà có vẻ tự kiêu,

ăn nói lại hàm hồ, không có phép tắc gì cả, bèn bắt

về học lễ ba năm rồi sẽ bổ dụng làm quan.

Trạng về được ít lâu thì có sứ nhà Nguyên sang,

sứ đưa ra một bài thơ ngũ ngôn để thử nhân tài

nước Nam:

Lưỡng nhật bình đầu nhật,

Tứ sơn điên đảo sơn.

Lưỡng vương tranh nhất quốc

Tứ khẩu tung hoành gian.

Nghĩa là:

21

Hai mặt trời, mặt trời bằng đầu,

Bốn trái núi, trái núi điên đảo.

Hai ông vua tranh nhau một nước,

Bốn cái miệng ở trong khoảng dọc ngang.

Thật là một bài thơ kỳ quặc, cả triều đình đều chịu,

không ai hiểu ra sao cả. Có người tâu vua thử cho mời

Trạng Hiền đến hỏi xem. Vua đành phải y lời.

Khi sứ nhà vua tới làng Trạng, gặp một cậu bé

đang đùa nghịch ở đầu làng liền hỏi thăm vào nhà

Trạng Hiền, nhưng cậu bé cứ làm thinh, chẳng nói

chẳng rằng. Sứ bực mình, nhưng thấy cậu bé có vẻ

ngộ nghĩnh, bèn đọc một câu rằng:

Tự là chữ, cất giằng đầu, tử là con, con ai con ấy?

Thằng bé thấy sứ trêu chọc bấy giờ mới chịu mở

miệng; nhưng không phải để trỏ nhà Hiền mà để

đối lại như sau:

Vu là chưng, bỏ ngang lưng, đinh là đứa, đứa nào

đứa này?

Đối xong chạy biến. Nghe câu đối xược mà tài

tình, sứ đoán chắc đó là Trạng Hiền, liền theo hút

vào nhà. Tới sân, thấy Trạng đứng trong bếp, sứ lại

đọc trêu một câu nữa:

Ngô văn quân tử, tử viễn bảo trù, hà tu mị táo?

(Ta nghe người quân tử thường lánh xa nơi bếp

núc, sao lại đi nịnh ông bếp?).

Nhưng trạng đâu chịu lép, biện bạch ngay:

Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.