TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 32

30

Nghĩa Lư, rồi nhập tịch ở đây, đến năm 40 tuổi mới
sinh được con trai vì xa quê cũ nên đặt tên con là
Liêu - nghĩa là xa”.

Khi mất ông được vua Trần phong sắc Đương

cảnh Thành hoàng Đại Vương.

Bạch Liêu xuất thân trong một gia đình nhà Nho

nghèo, giàu lòng yêu nước. Cha làm nghề dạy học,
bốc thuốc, là người “tích phúc truyền gia”, lấy nhân
nghĩa làm gốc. Thuở nhỏ, Bạch Liêu nổi tiếng thần
đồng: 6 tuổi biết đọc, 7 tuổi biết làm thơ, 8 tuổi làm
được văn bài, 15 tuổi tiếng tăm vang lừng khắp
quận, huyện. Tương truyền “Ông có trí nhớ dai
chẳng ai bằng, có cặp mắt lóng lánh, nhãn quan thần
lực đọc sách mười dòng trong nháy mắt”.

Theo Ðại Việt sử ký toàn thư, mục về Bạch Liêu có

chép: “Tháng ba năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời
Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh Trạng nguyên
Trần Cố, Trại Trạng nguyên Bạch Liêu. Tư chất
thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất
chúng”. Tuy đỗ đạt, song ông không ra làm quan,
mà ở lại quê nhà. Khi Trần Quang Khải vào trấn thủ
Nghệ An, ông làm môn khách của vị tướng tài này.
Trần Quang Khải mến tài, trọng đức Bạch Liêu,
thường gặp gỡ xướng họa thơ văn, đàm đạo việc
quân, việc nước.

Năm 1258, quân Nguyên - Mông bị quân dân ta

đánh cho tan tác ở Ðông Bộ Ðầu (Hàng Than, Hà
Nội) phải chạy về nước, ráo riết chuẩn bị đợt xâm

31

lược vào nước ta. Trước tình hình đó, Bạch Liêu đề
xuất bản kế hoạch ba điểm, gọi là “Biến pháp tam
chương” nhằm chuẩn bị đối phó với địch. Nội dung:

- Kiểm tra dân số, lấy một vạn trai tráng sung quân,

quyên góp để rèn vũ khí. Chỉ tập trung một số quân
thường trực, còn lại ở tại địa phương, thường xuyên
luyện tập, khi động dụng sẽ điều đi.

- Khuyến khích các Vương hầu lập thêm điền trang,

đưa dân thiếu ruộng từ Bắc vào khẩn hoang, làm tăng
lương thực và của cải. Lập các kho thóc, tiền, binh khí, cứ
hai mươi dặm một kho, từ Thanh Hóa vào đến Hoành Sơn.

- Lập các đồn điền giáp biên giới phía Nam, đưa nông

dân đến khai hoang, lập làng để làm tai mắt theo dõi
ngoại xâm.

Trần Quang Khải rất khen “Biến pháp tam

chương”, bèn cùng em là Trần Quốc Khang đưa
nhiều gia nô vào lập điền trại. Sau 5 năm thực hiện
“Biến pháp tam chương”, tình hình mọi mặt ở Hoan
Diễn rất tốt, được triều đình khen ngợi. Năm 1271,
Trần Quang Khải được triệu về kinh làm Tướng quốc
Thái úy, cùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lo
đối phó với tình hình ngày càng nóng bỏng trước âm
mưu của giặc phương Bắc. Ông vẫn giữ mối liên hệ
chặt chẽ với Bạch Liêu, hỏi ý kiến nhiều việc.

Năm 1282, Toa Ðô đem năm mươi vạn quân, nói

là đánh Chiêm Thành, sau khi chiếm hai châu Ô, Lý,
bèn tiến ra Nghệ An, đến tận bờ Nam sông Lam.
Năm 1284, Thoát Hoan đem quân vượt biên giới phía

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.